Thảo luận Luật nhà ở:

Đừng để nhà công vụ thành “tư vụ”

Bộ Xây dựng đã thu hồi được khoảng 20 căn hộ khu nhà công vụ Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Ngọc Châu
Bộ Xây dựng đã thu hồi được khoảng 20 căn hộ khu nhà công vụ Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Ngọc Châu
TP - Hết thời hạn công vụ, có người không chịu trả nhà và nhà nước không lấy lại được. Vì vậy luật cần quy định đối tượng điều kiện trả nhà công vụ” - ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đặt vấn đề tại buổi thảo luận về dự án Luật Nhà ở ngày 10/9.

Nhà công vụ giá thuê 6.000 đ/m2

Các ĐB cảnh báo chế độ nhà công vụ còn bất cập, ngay cán bộ với nhau cũng chưa có sự công bằng. ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) chỉ rõ, đến nay vẫn chưa có chế tài xử lý nhà công vụ. Hết thời gian công vụ, có người không chịu trả nhà và nhà nước không lấy lại được. 

Phải quy định rõ đối tượng, điều kiện trả nhà công vụ. Bên cạnh đó, giá thuê phải sát với các loại hình nhà khác. Lo ngại nhà công vụ bị lợi dụng, biến thành nhà tư vụ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN và NĐ Lê Như Tiến nêu thực trạng: “Có người về quê không trả nhà mà khóa cửa để đấy, thế là biến thành tư vụ. Vậy nên, Chính phủ cần có báo cáo tình hình sử dụng nhà công vụ, biệt thự công, để ĐBQH xem xét, quyết định”. 

Một số ĐB khác cho hay, nếu không minh bạch sẽ dẫn đến tiêu cực. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) nêu, hiện công nhân phải thuê nhà xã hội với giá 24.000 đồng/m2, trong khi đó, giá thuê nhà công vụ chỉ có 6.000 đồng/m2 mà chất lượng tốt hơn, thế là rất bất hợp lý. Các ĐB đề xuất chỉ nên quy định nhà công vụ cho đối tượng là cán bộ cấp cao, cán bộ ở vùng đặc biệt khó khăn. Và từ cấp nào được ở nhà công vụ phải rõ, phải rõ ai quản lý công sản này. 

“Bộ Tài chính hay Bộ Xây dựng, ở địa phương ai quản lý? Ông ấy chây ì, trả chìa khóa hay không trả thì phải có người quản. Người không còn làm công vụ nữa phải dứt khoát trả. Sau đó, có cơ chế chuyển sang nhà ở xã hội, có chính sách đảm bảo cuộc sống cho người trả nhà” – ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) phát biểu.

Về điểm này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách về nhà ở công vụ như Luật nhà ở hiện hành, phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thuê nhà ở công vụ. Mặt khác, bổ sung chặt chẽ về đối tượng, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ ngay trong dự thảo Luật.

Tù mù điểm đỗ, quỹ công

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM), chính sách phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) rất sáng, nhưng quỹ phát triển NƠXH lại tù mù. Luật không nên bao gồm quỹ này, mà để cho các Ngân hàng Chính sách làm với quy trình cho vay chặt chẽ, để người dân tiếp cận được. 

“Dính vào quỹ này phức tạp lắm. Lơ mơ lại trở thành quỹ tín dụng đen, rồi sử dụng vào việc khác, cố ý làm trái pháp luật rồi tham ô, chưa chắc đã dùng quỹ phát triển NƠXH đâu. Cho nên hãy để cho ngân hàng làm việc này, đừng thành lập quỹ vừa phải có bộ máy, con người, phải chi phí vào đấy rất phức tạp. Dưới góc độ tư pháp chúng tôi thấy chắc chắn sẽ xảy ra như vậy nên ngăn ngừa trước thì hơn” - ĐB Đương cảnh giác.

Điểm tù mù thứ hai, theo ĐB Đương là điều 100 liên quan đến sở hữu chung/sở hữu riêng về chỗ để xe. Bây giờ xe đạp thay thế đi bộ, xe máy thay thế xe đạp, dần dần ô tô thay thế xe máy. 

Nhu cầu chỗ để xe ở các nhà chung cư nhất là ô tô là rất lớn. Nếu (theo dự thảo) chỗ để xe 2 bánh là sở hữu chung của các hộ dân, còn chỗ để ô tô lại do chủ đầu tư quyết định sở hữu riêng, là không đúng. Có gia đình 10 xe máy có nghĩa là 20 bánh nhưng có gia đình chỉ có 1 ô tô, chỉ có 4 bánh thôi. 

Rõ ràng vấn đề nhằm vào diện tích sử dụng, quy định thế rất lỗ mỗ. Nhu cầu chỗ để ô tô ngày càng cao, nhưng các chủ đầu tư lại chỉ lo xây nhà để bán, xây cho hết đất. Rất nguy hiểm là các công trình chung không có chỗ, xe cứ tràn ra đường, gây ách tắc giao thông, gây khó khăn cho chính những người trong căn hộ đó. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định tại dự thảo Luật và đề nghị bổ sung nếu chủ đầu tư quyết định giữ chỗ để ô tô thuộc sở hữu riêng của họ thì không được hạch toán vào giá bán căn hộ chung cư, đồng thời công khai, minh bạch nội dung này trong hợp đồng mua bán căn hộ.

Không thay đổi tuổi nghỉ hưu

Cùng ngày, ĐBQH thảo luận về dư án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Để kiểm soát quỹ BHXH, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) kiến nghị mỗi năm cần kiểm toán 1 lần thay vì 3 năm/lần như dự thảo.

Ngoài ra, cần thống nhất chi phí quản lý quỹ BHXH, tỷ lệ này QH phải quyết định, không để quá cao như vừa qua. ĐBQH cũng kiến nghị trao quyền khởi kiện cho người lao động để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình tại tòa án khi bị xâm hại quyền lợi bảo hiểm. Dự thảo vẫn giữ nguyên quy định về tuổi nghỉ hưu như Luật hiện hành. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.