Dự án của nước ngoài trên 'yết hầu' đèo Hải Vân

Nhà điều hành dự án. Ảnh: Nam Cường.
Nhà điều hành dự án. Ảnh: Nam Cường.
TP - Rất nhiều tướng lĩnh, chuyên gia, nhà nghiên cứu… cùng phản đối Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine ngay tại vị trí hiểm yếu trên đèo Hải Vân giữa hai địa phương Huế - Đà Nẵng.

Thừa Thiên - Huế đã tạm thời “đóng băng” dự án chờ chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, còn phía Đà Nẵng cho rằng, dự án được cấp giấy phép trên đất chồng lấn là chưa có cơ sở. 

Chờ phân định, Thừa Thiên- Huế nhanh tay cấp phép

Theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, cơ quan này đã tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, TN&MT, Nội vụ, KH&ĐT… đề nghị rút giấy phép đầu tư của Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hồng Kông - Trung Quốc) đối với dự án khu du lịch ở khu vực Cửa Khẻm trên núi Hải Vân. Lý do, dự án nằm trong vùng đất chồng lấn chưa được phân định rõ ràng.

Theo Sở Nội vụ, khu vực chưa thống nhất về địa giới giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng là phần diện tích của hai nửa bên Bắc và Nam của núi Hải Vân tính từ đỉnh cao 700,8m chạy đến Cửa Khẻm và hòn Sơn Trà con (hòn đảo nằm ngoài biển, hướng Đông, cách mũi Cửa Khẻm khoảng 600m, ngay cửa vịnh Đà Nẵng). Dự án của Cty Thế Diệu nằm trong phạm vi này. 

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ có công văn (6728/NC) nêu rõ: “Trong khi chờ xem xét và giải quyết đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng tại khu vực đèo Hải Vân, để tránh tình hình phức tạp có thể xảy ra, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND hai tỉnh chỉ đạo chặt chẽ các ngành chức năng của địa phương và chính quyền các quận, huyện vùng giáp ranh không thực hiện những hoạt động làm phức tạp tình hình và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại khu vực này”.

“Việc này trong tầm tay của chúng ta. Một điều may là dự án chưa triển khai gì nhiều, chỉ là dãy nhà nên đền bù chưa đến nỗi. Nhưng có đền bù bao nhiêu, cũng phải cố mà rút giấy phép. Lãnh đạo Thừa Thiên - Huế đã có kinh nghiệm trong chuyện này quá rồi. Đó là dự án đồi Vọng Cảnh, bảo tàng Hồ Chí Minh và bây giờ là khu du lịch trên đèo Hải Vân”.

Ông Nguyễn Đắc Xuân

Trên thực tế, từ 1995 đến nay, trong khi Đà Nẵng chấp hành chủ trương của Trung ương thì Thừa Thiên - Huế cấp phép một số dự án (trong nước). Năm 2011, TP Đà Nẵng cũng đã có công văn đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên - Huế có biện pháp nghiêm cấm các đơn vị đến khai thác ở hòn Sơn Trà con.

Theo Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Dương Thành Thị, đường phân thủy cùng bản đồ người Pháp vẽ để phân định ranh giới thể hiện rõ, vùng đất (rộng khoảng 800 hécta) chồng lấn giữa 2 địa phương, thực ra thuộc về Đà Nẵng. “Từ 1997 đến nay, Huế cấp phép nhiều dự án xây dựng ở vùng đất này, nay lại cấp phép cho dự án người nước ngoài, không thể chấp nhận được” - ông Thị nói. 

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại tá Lê Tiến Hưng - Tham mưu trưởng BCH Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho hay, vị trí ở Cửa Khẻm là hiểm yếu, đang chờ Chính phủ phân định. Trước đây, nhiều đoàn của Trung ương, trong đó có cả nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào Đà Nẵng giải quyết vấn đề này. Từ tháng 7/2014, khi có thông tin dự án của người Trung Quốc, đoàn của Bộ Nội vụ vào làm việc với Sở Nội vụ Đà Nẵng và đi khảo sát, đã kết luận phải giữ nguyên trạng, không được thi công, tác động đến vùng đất này.

Hiểm địa trước biển Đông

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, trong 2 cuốn sách do ông viết là “Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa” và “700 Thuận Quảng - Phú Xuân - Huế” ông đã chỉ rõ, từ năm 1603 khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, đi qua đèo Hải Vân đã phải dừng lại mà thốt lên: “Nơi đây là yết hầu vùng Thuận Quảng”.

Ngay sau đó, chúa Nguyễn Hoàng vượt đèo Hải Vân, cắt cử hoàng tử thứ 6 trấn giữ xứ Duy Xuyên (Quảng Nam ngày nay). “400 năm nay, từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, đến Tây Sơn, nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc hay Việt Nam Cộng hòa, ai cũng tâm niệm, đèo Hải Vân chính là yết hầu của vùng Thuận Quảng. Mà vị trí hiểm địa nhất là ở đâu? Chính là Cửa Khẻm”.

Theo ông Nguyễn Đắc Xuân, rất nhiều lần quan sát, ông nhận thấy với mỏm đất nhô ra ở biển Đông tại vị trí này, có thể giúp quan sát toàn bộ vịnh Đà Nẵng, thấy rõ tất cả những động thái của Hải quân vùng 3 hoặc các lực lượng quân sự phía bên Thừa Thiên - Huế.

“Đứng ở Cửa Khẻm, bao nhiêu tàu, bao nhiêu hành động của Hải quân vùng 3 mỗi lần tiến ra biển Đông đều bị nắm hết. Rất nguy hiểm. Trung Quốc đang áp đặt đường lưỡi bò trên biển Đông, nay họ lại có vị trí yết hầu ở vùng đất liền. Có được Cửa Khẻm, việc khống chế hai vịnh Đà Nẵng và Lăng Cô quá dễ dàng. Lúc đó, câu chuyện bảo vệ biển Đông sẽ như thế nào?” - ông Nguyễn Đắc Xuân bức xúc.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.