Đột phá trong điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer?

TPO - Hệ thống Y tế Independence (HIS) của Mỹ đã giới thiệu một dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu y tế rất lớn của bệnh nhân với hai loại thuốc mới điều trị bệnh mât trí nhớ Alzheimer. Các loại thuốc này được ca ngợi là liệu pháp đột phá cho căn bệnh nan y này.
Đột phá trong điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer? ảnh 1

Bệnh mất trí nhớ ngày càng trẻ hóa ở thời hiện đại. (Ảnh minh họa)

IHS đã mở Phòng khám trí nhớ tại các cơ sở Excela Health và Butler Health System, nơi bệnh nhân được đánh giá về bệnh Alzheimer giai đoạn đầu và có thể được truyền các liệu pháp mới.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh này, các bác sĩ của IHS sẽ dùng lecanemab và sắp tới là donanemab, cả hai đều đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ chấp thuận trong năm qua, nhưng hiện chỉ có lecanemab. Donaemab, loại thuốc đã được FDA chấp thuận hồi tháng 7 vừa qua, hiện đang được IHS đặt hàng.

Các loại thuốc này được ca ngợi là liệu pháp đột phá, nhưng cũng gây tranh cãi về hiệu quả và rủi ro của chúng. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách tấn công các mảng bám amyloid-beta trong não, vốn có liên quan đến bệnh Alzheimer. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh nhưng không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.

Cho đến nay, IHS đã có hơn 30 bệnh nhân được điều trị theo chương trình này, bao gồm xét nghiệm dịch não tủy và các kỹ thuật chụp ảnh tiên tiến.

Mary Elizabeth Kovacik Eicher, giám đốc khoa học thần kinh tại IHS, cho biết các Phòng khám trí nhớ mới sẽ đẩy nhanh quá trình đánh giá và điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Đây là hệ thống đầu tiên ở Mỹ sử dụng lecanemab để điều trị căn bệnh này.

Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi, do sự suy giảm dần dần về khả năng suy nghĩ và trí nhớ. Khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, được gọi là cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu và các nhà khoa học đã từng vô vọng trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị chứng bệnh này trong nhiều năm.

Tuy nhiên, việc chấp thuận các loại thuốc này đã gây ra tranh cãi về tính an toàn và hiệu quả. Trong số các tác dụng phụ của thuốc, một phần của nhóm thuốc được gọi là kháng thể đơn dòng, là chảy máu não và mất thể tích não nhanh hơn. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh Alzheimer đang trở nên trầm trọng hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên eNeuro cho biết, các loại thuốc này có sự an toàn đáng lo ngại, với 1/4 bệnh nhân dùng lecanemab bị sưng não hoặc chảy máu và hơn 1/3 bệnh nhân dùng donanemab gặp phải các tác dụng phụ tương tự. Thay vì làm chậm quá trình suy giảm của bệnh nhân mắc bệnh này xuống 27% trong vòng 18 tháng, như lời của các nhà sản xuất thuốc, các nhà nghiên cứu cho biết mức giảm không đến 2,5%.

Nghiên cứu kết luận rằng: "Những lợi ích nhỏ và không chắc chắn, những rủi ro đáng lo ngại và chưa được hiểu rõ, cùng chi phí điều trị rất cao cho thấy những loại thuốc này được quảng bá chủ yếu vì lợi ích lý thuyết hơn là lợi ích thực tế".

Theo Tiến sĩ Eicher của IHS, người đang giám sát việc triển khai các Phòng khám trí nhớ của IHS, cho biết, các tác dụng phụ mà bệnh nhân của bà gặp phải, chẳng hạn như đau đầu rất nhỏ và dễ kiểm soát, còn các vấn đề nghiêm trọng có thể không xuất hiện ở một nhóm nhỏ bệnh nhân.

Theo MedicalXpress
MỚI - NÓNG