Đột phá khoa học: Robot phiên dịch giữa ong và cá

Thiết bị đầu cuối đặt giữa đàn ong và robot đặt giữa đàn cá làm nhiệm vụ phiên dịch giữa 2 loài.
Thiết bị đầu cuối đặt giữa đàn ong và robot đặt giữa đàn cá làm nhiệm vụ phiên dịch giữa 2 loài.
TPO - Theo Dailymail, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra cách giúp 2 loài động vật khác biệt hoàn toàn là ong và cá có thể giao tiếp được với nhau thông qua robot phiên dịch đặc biệt.

Cũng theo trang tin này, một đàn ong và một đàn cá có thể hiểu được nhau thông qua robot “gián điệp” dưới nước. Robot có thể bắt được tín hiệu từ 2 loài khác nhau và biến đổi chúng thành loại ngôn ngữ khiến chúng có thể hiểu được.

Theo Dailymail, trong khi một thiết bị đầu cuối đặt giữa đàn ong giao tiếp với chúng bằng dao động nhiệt độ không khí, chuyển động và rung động thì con robot khác đặt giữa đàn cá có thể thay đổi màu sắc, tốc độ và chuyển động.

Đột phá khoa học: Robot phiên dịch giữa ong và cá ảnh 1

Robot đặt giữa đàn cá làm nhiệm vụ thu nhập thông tin và phiên dịch.

Thiết bị đầu cuối và robot ẩn trong 2 môi trường trên cạn và dưới nước lấy thông tin sinh học từ 2 nhóm động vật. Robot sau đó dịch các tín hiệu thành thông tin giúp chúng có thể hiểu được lẫn nhau. Sau một thời gian, cả ong và cá bắt đầu phản ứng với thông tin robot đưa ra và có những hành vi đáp ứng với thông tin đó.

Kết quả là, những con ong bắt đầu bay lượn xung quanh thiết bị đầu cuối trong khi đàn cá bắt đầu thay đổi kiểu bơi, bơi ngược chiều kim đồng hồ.

“Đây là bằng chứng cho thấy có thể sử dụng robot làm trung gian tương tác giữa các loài động vật ở những môi trường sống khác nhau… Robot hoạt động như thể chúng là nhà đàm phán và phiên dịch viên trong một hội nghị quốc tế”, ông Francesco Mondada, giáo sư tại BioRob cho biết trên TechXplore.

“Thông qua những trao đổi thông tin khác nhau, hai nhóm động vật dần dần đưa ra quyết định chung”, ông nói thêm.

Đột phá khoa học: Robot phiên dịch giữa ong và cá ảnh 2

Hình minh họa.

Mặc dù việc giao tiếp giữa cặp loài động vật khác nhau có vẻ giống như thí nghiệm vui hơn là mang tính khoa học nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng thí nghiệm trên có những ứng dụng thực tế trong nghiên cứu sinh học.

“Đây là lần đầu tiên con người có thể sử dụng công nghệ để giúp hai loài động vật khác biệt có thể giao tiếp được với nhau”, ông Simon Garnier, nhà sinh học tại Viện Công nghệ New Jersey cho biết trên tạp chí The Scientist.

Dữ liệu có thể giúp con người hiểu thêm về cách thức và lý do một số loài động vật tương tác. Trong tương lai không xa, robot này cũng có thể được phát triển nhằm giúp bảo tồn, bảo vệ các loài động vật tốt hơn. Cụ thể, công nghệ này có thể giúp cảnh báo, giúp động vật tránh xa khỏi khu vực bị ô nhiễm hoặc môi trường có hại khác, Dailymail cho hay.

Theo Theo Dailymail
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.