'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn

TPO - Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng khai thác trái phép vàng tại các huyện miền núi Phước Sơn tỉnh Quảng Nam lại tái diễn. Phóng viên Tiền Phong “đột kích” vào một điểm khai thác vàng trái phép tại đây ghi nhận và phản ánh tình trạng khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy.
Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam được mệnh danh là "thủ phủ vàng" từng là điểm nóng khai thác vàng trái phép một thời.
Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam tiến hành nhiều biển pháp đẩy đuổi, truy quét nhằm và siết chặt quản lý tình trạng khai thác vàng trái phép nên tình trạng đã được chấn chỉnh, chỉ có những công ty được cơ quan chức năng cấp phép mới được khai thác, đào vàng. Tuy nhiên, gần đây, theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng khai thác vàng trái phép tái diễn trở lại.

 "Đột kích" công trường khai thác vàng trái phép. Thực hiện: Nguyễn Thành

'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 1 Trưa ngày 21/3, chúng tôi được người dân địa phương xã Phước Xuân (Phước Sơn) dùng xe máy để chở vào bãi vàng 38 (thuộc địa phận xã Phước Hòa, Phước Sơn). Mất gần 1h đồng hồ vượt qua nhiều khe suối, đường rừng dốc thẳng đứng, chúng tôi mới có mặt tại khu vực bãi vàng này. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 2 Trước đây, bãi vàng này được cấp phép cho Công ty Nguyên Thành Đạt (có trụ sở tại huyện Phước Sơn) khai thác vàng. Tuy nhiên đến nay Cty này đã hết giấy phép khai thác khoáng sản tại đây. Dừng xe cách bãi vàng cả gần km vẫn nghe tiếng máy nổ vang dội giữa rừng. Càng tiến lại gần, là cảnh khai thác ngổn ngang và quy mô với hàng loạt phương tiện và máy móc đang vận hành liên tục. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 3 Cả gần hetac đất được đào xới ngổn ngang, nhiều vết đào bới còn mới tinh. Nhiều lán trại được dựng lên xung quanh bãi vàng quy mô này. Bên trong các lán trại đầy đủ nhu yếu phẩm, cùng giường chiếu. Trong khi đó, phía bãi vàng tập trung nhiều nghiền xay đất đá, nhiều phu vàng đang cật lực làm việc. Phía vách núi, các hầm được đục sâu vào trong, các phu vàng dùng xe thồ liên tục đẩy đất đá đào ra vận chuyển đến các dây chuyền nghiền đất đá để phục vụ việc đãi vàng. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 4 Các phu vàng liên tục ghiền xay đất đá lấy từ các hầm mỏ. Tình trạng khai thác trái phép tại đây diễn ra rầm rộ và quy mô với nhiều phương tiện và máy móc. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 5 Trong vai cán bộ y tế kiểm tra dịch tễ mùa dịch, chúng tôi tiến vào một lán trại lớn. Tại đây, một người đàn ông tên Cừ (nhận là quản lý bãi vàng tại đây) cho biết: Ở đây phu vàng chỉ có người địa phương, không có người từ tỉnh khác vào nên không lo dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 6 Những người làm việc tại đây cho biết: cty đã ngừng khai thác từ lâu do hết giấy phép. Anh em được thuê và tận dụng máy móc còn lại để đãi vàng cho Cty, không có đào sâu vào hầm mỏ. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại hiện trường càng vào sâu bên trong bãi cảnh khai thác càng diễn ra rầm rộ với nhiều phu vàng đang làm việc cật lực. Đất đá liên tục được chở ra từ các hầm sâu được đục trong lòng núi. 
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 7 Máy móc tại bãi vàng trái phép hoạt động liên tục xuyên trưa để đãi vàng. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết: Mỏ vàng 38 trước đây được giao cho Cô ngty Nguyên Thành Đạt khai thác. Tuy nhiên đến nay Cty này đã hết giấy phép. Việc quản lý bãi vàng sau khi doanh nghiệp hết giấy phép, ngừng khai thác được giao cho chính quyền xã quản lý. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 8 Khi phóng viên cung cấp thông tin về tình hình khai thác vàng trái phép tại đây, ông Nguyễn Quảng lập tức liên hệ với chính quyền xã Phước Hòa. Sau đó, Phó chủ tịch huyện Phước Sơn cho biết: lãnh đạo xã Phước Hòa nói họ vừa truy quét xong?
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 9 Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết: Tháng nào, quý nào huyện cũng có chỉ đạo các địa phương kiểm tra truy quét, nhưng do địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng quá nên quản lý không nổi. Đồng thời, ông cũng cho hay: trong ngày 23/3, sẽ đích thân đi vào bãi 38 kiểm tra cụ thể tình hình khai thác vàng trái phép để chỉ đạo xử lý. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 10 Nước thải chứa chất độc thải trực tiếp ra môi trường khiến dòng nước các khe suối trong khu vực bị ô nhiễm nặng. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 11 Người dân địa phương cho biết: khe suối trong vùng đã trở thành những dòng “nước chết” vì nước thải từ các bãi vàng có chứa chất độc Cyanua (dùng để làm vàng) không loài nào sống nổi. Các dòng nước này, chảy vào sông suối, đổ về xuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: Nguyễn Thành
'Đột kích' công trường khai thác vàng trái phép giữa rừng Phước Sơn ảnh 12 Thời gian qua, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Phước Sơn diễn ra phức tạp. Tháng 9/2019, báo Tiền Phong đã phản ánh tình trạng khai thác ở lòng sông Đăk Mi (địa phận xã Phước Xuân) gây ảnh hưởng đến an toàn đường Hồ Chí Minh. Cục quản lý đường bộ III, sau đó đã kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp Lân Trang (đóng tại Phước Sơn) vì xúc cát vi phạm hành lang an toàn đường bộ, chưa thực hiện thủ tục đấu nối với đường Hồ Chí Minh đã tiến hành khai thác. Ảnh: Nguyễn Thành
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.