Đối tượng nào dễ mắc bệnh gút?

Đối tượng nào dễ mắc bệnh gút?
TP - Bệnh gút thường gặp ở nam giới (trên 95%) và ở những người béo mập. Độ tuổi thường mắc bệnh gút là từ 40 đến 60 tuổi với những người có cuộc sống vật chất sung túc, dư thừa dinh dưỡng. Vì hai đặc điểm này mà người giàu, đặc biệt là những người đàn ông to béo hay các vị có chức sắc trong xã hội thường có nguy cơ bị bệnh gút cao hơn.

Người giàu dễ bị gút

Nói người giàu dễ bị bệnh gút hơn người nghèo là bởi người giàu có điều kiện kinh tế dư giả nên ăn thịt cá, sơn hào hải vị nhiều hơn người nghèo, ăn cũng thường xuyên và nhiều chất hơn. Những thực phẩm giàu đạm, bổ béo này có chứa nhiều các nhân purin là nguồn gốc tạo ra acid uric, nguyên nhân chính gây bệnh gút.

Mặt khác, bệnh gút còn là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa nên những người bị thừa cân, béo phì hoặc mắc một trong số các bệnh như: Xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành… dễ mắc thêm bệnh gút.

Tại ăn uống thiếu khoa học

Hiện nay, không chỉ người giàu mà rất nhiều người không giàu cũng bị bệnh này. Anh nông dân Nguyễn Văn Quyến 47 tuổi, ở đội 4, thôn Tào Khê, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, Hải Dương hàng ngày đi đổ buôn miến và bún khô cho cửa hàng tạp hóa trong huyện còn vợ ở nhà vừa làm đồng vừa chăn nuôi. Do ăn uống không khoa học, ở quê nhiều cỗ bàn và do bệnh trong người phát ra nên đùng một cái, anh Quyến thấy có cục nổi to ở khớp chân và tay, sưng đau nhức buốt không chịu được, có lúc đau nằm liệt giường nên người nhà đưa đi khám mới biết bị bệnh gút.

Sau khi điều trị tại các bệnh viện, uống nhiều loại thuốc mà cục tophi vẫn ngày càng sưng to hơn khiến anh Quyến rất đau đớn, khổ sở. Tình cờ được một người bạn bị gút nay đã khỏi mách cho uống Viên Gout Tâm Bình, anh Quyến đi mua ngay nhưng vẫn phân vân bởi thuốc gút giờ tràn lan, anh đã uống nhiều loại rồi, toàn đắt tiền mà vẫn không khỏi. Nhưng “có bệnh vái tứ phương”, cũng may Gout Tâm Bình rẻ hơn, giá 150 nghìn/lọ, nếu rẻ mà tốt thì hay quá.

Chữa bệnh gút phải kiên trì

Vì là dòng sản phẩm Đông y nên uống Viên Gout Tâm Bình phải theo đúng chỉ dẫn từ 3 đến 6 tháng, tùy từng bệnh nhân. Anh Quyến bệnh đã khá nặng nên được khuyên nên uống trong 6 tháng. Sau khi đã uống hết 18 lọ Gout Tâm Bình, anh Quyến đi xét nghiệm máu thì thấy chỉ số axit uric đã giảm rõ rệt từ 600 xuống còn 410 µmol/l. Thấm nỗi đau bệnh tật, giờ anh Quyến không uống Gout Tâm Bình nữa nhưng vẫn tự mình ăn kiêng nên sau hơn 1 năm mà không bị đau lại lần nào, sức lao động tốt, mỗi ngày chở từ 2 đến 2,5 tạ hàng đi bán.

Anh Quyến chỉ là 1 trong số hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ uống Viên Gout Tâm Bình. Tuy nhiên, bệnh gút hiện nay chưa thể chữa khỏi dứt điểm, đau gút có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh ăn uống tùy thích, uống quá nhiều bia rượu, nhậu quá nhiều... Vì vậy, theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu - chuyên gia đầu ngành về Y học cổ truyền thì để điều trị hiệu quả căn bệnh này, bên cạnh việc sử dụng chế phẩm hỗ trợ giúp thải trừ axit uric có nguồn gốc tự nhiên như Viên Gout Tâm Bình thì người bệnh nên kết hợp ăn kiêng hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật và luyện tập cho khí huyết lưu thông.

Những người bị bệnh gút chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh:

Ông Nguyễn Ngọc Cách, 60 tuổi, nguyên Giám đốc Bảo hiểm nhân thọ Thành phố Hải Phòng:“Tôi đã tìm hiểu kĩ nên chỉ điều trị đau gút cấp bằng thuốc Tây còn về lâu dài thì dùng thuốc Đông y vì không gây tác dụng phụ. Tôi thấy Viên Gout Tâm Bình hiệu quả nhất, giá vừa phải, bệnh không tái phát”.

Bác sỹ Nông Thị Phượng, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Lai Châu xét nghiệm máu thấy axít uric lên tới 665 µmol/l mới biết mình bị gút. Uống 5 hộp Gout Tâm Bình, chị thấy các triệu chứng sưng không còn nữa, cơn đau gút cũng giảm dần. Tiếp tục uống thêm 3 tháng Gout Tâm Bình nữa, chị đi xét nghiệm lại thì chỉ số axit uric giảm xuống còn 322 µmol/l, chứng tỏ sản phẩm có tác dụng làm giảm axit uric rõ rệt .

MỚI - NÓNG