Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội

TPO - Mùng 8 Tết hằng năm, hàng trăm người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) và du khách thập phương lại cùng nhau tụ hội về đình làng để tham dự hội thi kéo lửa, thổi cơm truyền thống. 
Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 1

Từ sáng sớm mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thị Cấm đã tề tựu đông đủ tại đình làng để chuẩn bị tham gia lễ hội thổi cơm thi truyền thống của làng.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 2

Các bô lão trong làng cho biết, hội thi thổi cơm được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng - Tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân thời vua Hùng thứ 18. Khi đóng quân tại làng Thị Cấm ông đã tổ chức thi nấu cơm để tuyển người giỏi việc hậu cần, bếp núc phục vụ cho binh lính.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 3

Hằng năm, cuộc thi sẽ có 4 đội thi tham gia tương ứng với 4 giáp.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 4

Những người ở nhà chia nhau công tác chuẩn bị để kéo lửa, nấu cơm.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 5

Rơm khô được Ban tổ chức chuẩn bị và phát cho từng đội.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 6

Người trong đội sẽ được phân công bện rơm. Rơm khô được bện thành vòng trong để đệm cối giã gạo và che chắn không cho gạo bắn ra ngoài.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 7

Hội thi thổi cơm gồm 3 phần chính: kéo lửa, thi chạy lấy nước và thổi cơm. Phần thi chạy lấy nước sẽ do các thiếu niên độ tuổi từ 12 - 14 tuổi đảm nhận. Điểm xuất phát là đình làng và các thí sinh phải chạy quãng đường dài khoảng 1km về hướng Đông để đến điểm lấy nước. Để đảm bảo nguồn nước được an toàn, Ban tổ chức đã chuẩn bị nước đun sôi.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 8

Để tạo lửa, các đội thi lấy hai thanh giang kẹp bùi nhùi và dùng thanh tre ốp lại, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo liên tục đến khi thanh tre bị lực ma sát đốt nóng sẽ tạo khói và bén lửa.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 9
Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 10

Sau khi có lửa, nước được lấy về sẽ đem đi đun sôi trước khi cho gạo vào.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 11

Gạo sau khi được sàng và vo sạch đợi nước sôi sẽ được cho vào nồi.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 12

Thi nấu cơm bằng bùi nhùi và củi trên những chiếc nồi bé đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ người nấu, thế nên đa phần những người tham dự thi đều là những người có tuổi.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 13

Các đội thi đốt rơm để lấy tro vùi nồi cơm cho chín. Ngoài việc đốt những đống rơm chính để vùi nồi cơm, các đội thi còn tạo thêm nhiều đống tro "giả" bên cạnh nhằm "câu giờ" ban giám khảo khi đi tìm nồi cơm.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 14

Sau đó sẽ được các đội giấu trong đống than rơm chờ chín.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 15

Sau một tuần hương, các thành viên Ban giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm chín trong rất nhiều đống tro rơm. Nếu đội thi khéo giấu thì thời gian cơm ủ sẽ được kéo dài, cơm sẽ chín đều hơn.

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội ảnh 16

Các Ban giám khảo sau khi tìm được 4 nồi cơm sẽ xới 4 bát để dâng lên Thành hoàng làng. Sau đó họ sẽ quan sát và lấy tay bấm hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm giành chiến thắng phải là nồi cơm trắng, dẻo, thơm ngon nhất.