Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời

Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời
TPO - Mặt trời không chỉ là vị thần ánh sáng, mà còn có nhiều hiện tượng thể hiện “sức mạnh”. Đó là các vụ nổ bão từ, nổ hào quang, nổ năng lượng tia cực tím…

1. Bão từ

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 1

Cơn bão từ có sức mạnh “khủng” diễn ra ngày 7 - 6 cho thấy một “lò lửa” rực rỡ với hàng ngàn đám mây hạt năng lượng mọc lên dày đặc trên bề mặt Mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng, sức mạnh của nó có thể phá vỡ các vệ tinh trong vũ trụ.

2. Nổ năng lượng X1.5

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 2

Ngày 9 - 3, Mặt trời phát ra một lớp năng lương X1.5, sức mạnh có thể làm thay đổi cực quang của Trái đất. Tàu vũ trụ quan sát Dynamics của NASA đã chụp lại được hình ảnh này và có thể thấy rõ những hố năng lượng màu trắng phun ra ở bên phải mặt trời.

3. Sao chổi tiếp cận Mặt trời

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 3

Ngày 10 và 11 - 5, tàu vũ trụ SOHO phát hiện một ngôi sao chổi đang tiến gần Mặt trời. Theo nhà thiên văn học Sergey Shurpakov, ngôi sao chổi đang chạy theo mặt trời này có thể là thành viên cả hành tinh Kreutz.

4. Vụ nổ hào quang

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 4

Tàu vũ trụ STEREO đã chụp lại hình ảnh lượng hào quang phát ra từ Mặt trời và quay theo hướng ngược lại với Trái đất, xảy ra vào ngày 28 - 2.

5. Năng lượng M3.6

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 5

Ngày 24 - 2, máy quan sát năng lượng Mặt trời của NASA cho thấy, lớp năng lượng M3.6 trong cơn bão CN kéo dài 90 phút. Các nhà khoa học gọi lớp năng lượng phát ra này là “con quái vật khổng lồ” làm nổi lên lớp thạch anh.

6. Năng lượng tia cực tím

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 6

Hình ảnh mà kính thiên văn NASA chụp được ngày 14 - 2 là ngọn lửa năng lượng mặt trời lớp X2 có tia cực tím. Đây là lần bùng nổ năng lượng lớn nhất trong hơn bốn năm trở lại đây.

7. Mặt trời “mát mẻ”

Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 7 

Ngày 30 - 3 - 2010, lần đầu tiên các nhà thiên văn nhìn thấy mặt trời “dễ chịu” với chúng ta nhất do toàn bộ mặt trời bao phủ bằng màu xanh, một dạng tia cực tím.

Màu sắc trên Mặt trời thể hiện những nhiệt độ khác nhau. Tại các điểm đỏ, nhiệt độ tương đối mát mẻ - 107,540 độ F. Màu xanh lá cây và xanh da trời thì nhiệt độ cao hơn.

8. Mưa hào quang

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 8

Một trận mưa hào quang màu tím diễn ra trên Mặt trời. Đó là hai dòng “huyết tương” dội lên bề mặt Mặt trời. Ảnh do kính thiên văn SDO chụp lại.

9. Sóng thần trên bề mặt Mặt trời

 Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 9

Một trận sóng thần mặt trời xảy ra năm 2009 được tàu vũ trụ kép STEREO. Sự kiện này đã giúp các nhà khoa học khẳng định đượng vụ nổ năng lượng trên mặt trời là hoàn toàn có thật.

10. Từ tính

Điều kỳ diệu của những vụ nổ Mặt trời ảnh 10 

Vòng từ tính có nhiệt độ hàng trăm độ C bao quanh mặt trời được máy STEOREO chụp lại. Lần đầu tiên ta thấy được cận cảnh hình ảnh mặt trời rực rỡ dưới ánh sáng cực tím có vòng từ tính bao quanh.

Nguyễn Thủy
Theo Space

Theo Dịch
MỚI - NÓNG