Bên trong nhà máy chế tạo trực thăng Rostovka. Nguồn ảnh: Fyodor.
Giống như nhiều nhà máy chế tạo trực thăng trước đây của Liên Xô, Rostovka cũng được chia thành làm nhiều phân xưởng và nhà máy này hoàn toàn có đủ khả năng tạo nên mọi bộ phận cần thiết dành cho một chiếc trực thăng. Nguồn ảnh: Fyodor.
Bên trong một dây chuyền mạ linh kiện tại Rostovka trong nó không được ngăn nắp như bên trong các phân xưởng lắp ráp. Nguồn ảnh: Fyodor.
Các công nhân làm việc tại Rostovka cũng có tuổi đời khá lớn, nhiều người đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình tại nhà máy này ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất. Nguồn ảnh: Fyodor.
Còn đây là bộ phận gia công các loại cánh quạt nâng chính của nhiều dòng trực thăng khác nhau, trong ảnh là cánh quạt nâng của trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26. Nguồn ảnh: Fyodor.
Và không phải công đoạn nào ở Rostovka cũng được tự động hóa hoàn toàn. Nguồn ảnh: Fyodor.
Tất nhiên cũng không thể thiếu một chú mèo bên trong Rostovka. Tại một số nhà máy sản xuất ở Nga thường cho mèo sinh sống ngay bên trong nhà máy và nó cũng là một thành viên như mọi công nhân khác.
Cận cảnh một chiếc trực thăng Mi-28N với hệ thống radar N025E được đặt ngay trên cánh quạt nâng chính. Nguồn ảnh: Fyodor.
Buồng lái hiện đại của Mi-28N với thiết kế gọn hơn so với Mi-28 cùng với đó là hệ thống trang thiết bị tự động hổ trợ tối đa cho phi công trong tác chiến trên không. Nguồn ảnh: Fyodor.
Dây chuyền lắp ráp trực thăng ở Rostovka có thể đồng thời lắp ráp và bảo dưỡng hơn 10 chiếc trực thăng cùng một lúc. Nguồn ảnh: Fyodor.
Hình ảnh một phóng viên đến thăm quan Rostovka ngồi ngay cạnh khẩu pháo 30mm của Mi-28N. Nguồn ảnh: Fyodor.
Ngay cạnh những chiếc Mi-28N là trực thăng tấn công Mi-35 biến thể hiện đại hóa huyền thoại Mi-24. Nguồn ảnh: Fyodor.
Khả năng chiến đấu cũng như hệ thống vũ khí trên Mi-35 được đánh giá vượt trội hơn hoàn toàn so với Mi-24, tuy nhiên Mi-24 vẫn là nền tảng trực thăng tấn công chính của Không quân Nga. Nguồn ảnh: Fyodor.
Cụm hệ thống động cơ TV3-117 trên Mi-35. Nguồn ảnh: Fyodor.
Ở góc độ này Mi-26T2 trông giống như một tòa nhà hai tầng cùng với đó là hệ thống động cơ Lotarev D-136 khổng lồ của nó. Nguồn ảnh: Fyodor.
Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi một chiếc Mi-28N đứng cạnh Mi-26T2. Nguồn ảnh: Fyodor.
Bên trong buồng lái của Mi-26T2, để vận hành cỗ máy này cần tới phi đoàn lên đến 5 người trong đó 2 phi công, 1 kỹ sư hàng không, 1 hoa tiêu và 1 nhân viên kỹ thuật. Nguồn ảnh: Fyodor.
Trong ảnh là một chiếc Mi-28N sau khi được hoàn thiện nhiều khả năng nó thuộc đơn hàng dành cho một quốc gia Trung Đông nào đó. Nguồn ảnh: Fyodor.
Với hệ thông động cơ Klimov TV3-117, Mi-28N có thể đạt tới vận tốc tối đa 324km/h. Nguồn ảnh: Fyodor.
Mặc dù đưa vào trang bị Mi-28 đầu tiên nhưng hiện tại số lượng Mi-28N của Không quân Nga khá hạn chế đa phần là dành cho xuất khẩu. Nhiều khả năng Bộ Quốc phòng Nga muốn đưa vào trang bị thẳng biến thể mới nhất là Mi-28NM thay vì Mi-28N hiện tại. Nguồn ảnh: Fyodor.