Diễn biến chính của bão số 7

Diễn biến chính của bão số 7
Vào Lúc 2h ngày 27/9/2005, Bão số 7 đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá và Nam Định, gây ra gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Tại Thanh Hoá, gió đột ngột ngưng rồi chuyển hướng.

Sau đó, gió bão mạnh lên bất ngờ tới cấp 10, cấp 11 và đổ bộ trực tiếp vào huyện Hậu Lộc.

Khoảng 10 giờ 30 phút, toàn bộ 9,1 km đê biển tại Nga Sơn bị tràn nước. Tại thôn Ninh Phú xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc 14m đê bị vỡ, nước tràn sâu vào Ngư Lộc tới vài cây số.

Cùng thời gian, tại Nam Định, cơn bão số 7 đã làm sạt lở, vỡ nhiều đoạn đê, kè, cống. Tại huyện Hải Hậu, một đoạn đê dài 40m đã bị vỡ, đê phía Đông cống Thanh Niên tại huyện Giao Thủy cũng đã vỡ một số đoạn khiến hàng chục ha lúa phía trong ngập sâu trong nước. Lúc này, thị xã Đồ Sơn- Hải Phòng cũng đã bị chìm trong biển nước.

Đê biển Hoàng Châu - Văn Chấn trên đảo Cát Hải đã bị sóng biển đánh sạt lở khoảng 50 m. Hàng nghìn ruộng muối trên đảo Cát Hải và khu công nghiệp Đình Vũ chìm trong biển nước. Đê biển trên địa bàn huyện Kiến Thụy có một vài dấu hiệu sạt lở đã được xử lý kịp thời. Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An, khi bão số 7 đổ bộ đã khiến đập đồng Làng Quỳnh Vinh bị uy hiếp do mưa lớn, nước dâng cao.

Các tuyến đê xung yếu tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Hưng, Quỳnh Thọ đã bị nước mặn tràn qua. So với Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, thì Nghệ An thiệt hại do bão số 7 gây ra nhẹ hơn.

Đến khoảng 16 giờ ngày 27/9 trở đi, thành phố Thanh Hoá và một số vùng ven biển như Hoằng Hoá đã ngớt mưa, gió đã suy giảm dần xuống chỉ còn cấp 7, 8. Trời đã ngớt mưa. Tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An...bão số 7 đã bắt đầu suy yếu.

MỚI - NÓNG