Những ký ức còn lại:

Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình

Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình
TP - Chiều 9/10, nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh "Những ký ức còn lại" của Nguyễn Duy Kiên (1911-1979), một triển lãm nhỏ gồm các bức ảnh đen trắng chụp trong thời kỳ 1940-1960 của ông vừa khai mạc tại số 23, Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình ảnh 1
Đại đoàn quân tiên phong 308 đang tiến qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Tất cả những bức ảnh được treo đều là bản gốc (phim không còn) và đại đa số vẫn trong tình trạng tốt. Ông Kiên có nghề gia truyền là làm thuốc. Ông tự học và đến với nhiếp ảnh như một thú chơi, song đã để lại nhiều tác phẩm đáng chú ý.

Đề tài của Nguyễn Duy Kiên khá đa dạng, từ cuộc sống trong gia đình đến tĩnh vật, phong cảnh, ảnh sinh hoạt thành thị và thôn quê Bắc bộ và cả ảnh tư liệu ghi lại khung cảnh đổ nát của Hà Nội sau những trận bom...

Những bức ảnh sau một thời gian dài nằm yên trong các cuốn album, trên nóc tủ, hay trong các túi ni lông tại gia đình của nhà nhiếp ảnh, đến tháng 12/1998 đã được tạp chí Xưa và nayHội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hà Nội đem ra triển lãm ở Hà Nội.

Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình ảnh 2 Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình ảnh 3
Xuân về trên đất Hà thành. Quẻ bói đầu xuân (Hà Nội).
Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình ảnh 4 Di sản độc đáo trong ngăn kéo gia đình ảnh 5
 Phố Bát Đàn. Hơi ấm thời niên thiếu.

Tháng 10/2000,  Xưa và nay cùng Sài Gòn Tiếp thị đưa các tác phẩm của Nguyễn Duy Kiên vào TP HCM. Một triển lãm ảnh của nhiều tác giả nhân 50 năm tiếp quản thủ đô tổ chức năm 2004 cũng có sự góp mặt của Nguyễn Duy Kiên.

Nguyễn Duy Kiên từng có triển lãm cá nhân vào năm 1957 ở CLB Đoàn kết - cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1949, tác phẩm Chợ phiên của ông đã được trưng bày tại Triển lãm ảnh quốc tế Michelse Fotokring tại Bỉ.

Ông ra đi ở tuổi 68 do bệnh ung thư dạ dày. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Duy Kiên đã được một SV Khoa Báo chí - ĐH KHXH&NV chọn làm luận văn cử nhân và bảo vệ thành công.

Trước bộ ảnh độc đáo của một nhà nhiếp ảnh không mấy ai biết tới, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Nhiều khi di sản nằm trong ngăn kéo nhà mình. Gia đình từng coi những bức ảnh của ông Kiên là kỷ vật hơn là tác phẩm”.

Gia tài Nguyễn Duy Kiên để lại được phát lộ cũng là nhờ tay máy Trịnh Đình Tiến, một người bạn của gia đình, đã giới thiệu với 2 đồng nghiệp ở tờ Xưa và nay là nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo và nhà sử học Dương Trung Quốc.

Chính họ đã giúp gia đình đăng ký bản quyền cũng như bảo quản những tác phẩm của Nguyễn Duy Kiên và đứng ra tổ chức làm cuốn sách ảnh ra mắt hôm nay.

Trải qua bao nỗi gian truân, may mắn thay, ngần ấy năm trời, bà quả phụ Nguyễn Duy Kiên vẫn lưu giữ lành lặn được hơn 200 tác phẩm của chồng. Ấy cũng là nề nếp gia phong, nghĩa tình chung thủy của người Hà Nội xưa”.

MỚI - NÓNG
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
TPO - Hành trình 25 năm của chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” là thanh xuân tiếp nối của rất nhiều thế hệ thanh niên Cà Mau. Dù thời gian trôi qua nhưng những ký ức mãi xanh đã phần nào đọng lại khi nhìn về những năm tháng đầy khó khăn, được cùng ăn, cùng ở, cùng làm, được góp sức trẻ vào những công trình vì cộng đồng.