Để sữa tươi đến gần người tiêu dùng hơn

Ông Hoàng Thanh Vân (Cục Trưởng Cục Chăn nuôi) và ông Nguyễn Văn Đang (Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam) cùng thưởng thức “đặc sản” 100% sữa tươi Ba Vì.
Ông Hoàng Thanh Vân (Cục Trưởng Cục Chăn nuôi) và ông Nguyễn Văn Đang (Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam) cùng thưởng thức “đặc sản” 100% sữa tươi Ba Vì.
Việt Nam là thị trường khá hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế trong ngành sữa. Bằng chứng là số công ty tham gia cung ứng trong tất cả các phân khúc thị trường và số lượng nhãn hàng có mặt trên thị trường không ngừng tăng lên từ năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế, người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn luôn nằm trong tình trạng thiếu sữa tươi và giá cả phù hợp với mức thu nhập.

Người tiêu dùng tại Việt Nam thiếu sữa nhất thế giới?


Theo thống kê hiện nay, hiện người Việt Nam tiêu thụ sữa đang ở mức 18kg sữa/người/năm. Trong khi đó ở Nhật là 81,4kg/người; Thái Lan 35kg/người, Hàn Quốc 43 kg/người… Số liệu trên cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong thị trường sữa tại Việt Nam còn rất lớn và hầu như chưa được phát triển cách triệt để.

Mặc dù các nhà đầu tư vẫn tiến hành triển khai các dự án chế biến sữa một cách rầm rộ nhưng đàn bò sữa trong nước mới đáp ứng nhu cầu khoảng 28% thị trường, vì vậy hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến 72% lượng sữa với trị giá lên tới 1 tỉ USD. Mức tự túc quá thấp, sản phẩm sữa đến với người tiêu dùng còn phải trải qua nhiều con đường, nhiều quá trình.

Trong khi đó, một thực tế là vào mùa đông - mùa năng suất sữa tăng mạnh, một số hộ chăn nuôi bò sữa tự phát rơi vào tình trạng không bán được sữa nguyên liệu cho các nhà máy nên sử dụng làm thức ăn cho gia súc, thậm chí là đổ đi. Một sự khác biệt nghiệt ngã, kẻ không có uống, người đem đổ đi. Đây cũng là hậu quả từ tình trạng chăn nuôi bò sữa tự phát, ồ ạt của người nông dân.

Những năm trước đây sự liên kết, quản lý giữa nhà nước – doanh nghiệp – nông dân chưa được phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật và quy trình chăn nuôi nên chất lượng sữa cũng như việc thu mua nguồn nguyên liệu chưa thật sự ổn định. Ngoài ra, giá sữa thu mua nguyên liệu của Việt Nam còn cao so với thế giới (giá thu mua sữa tươi trên thế giới chỉ từ 8.000 - 10.000đ/kg, còn các doanh nghiệp Việt đang thu mua cho người nông dân từ 12.000-14.000 đồng/kg).

Trong thời gian tới đây, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, giá nhập khẩu sữa vào Việt Nam là 0% nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ rất khốc liệt, gây áp lực đối với người nông dân và cơ quan nhà nước.  Thiết nghĩ cần có các giải pháp điều chỉnh thích hợp, tìm tiếng nói chung và liên kết chặt chẽ ngay bây giờ để cả người nông dân, doanh nghiệp cùng phát triển.

Mô hình mới để sữa tươi ngon rẻ đến với người tiêu dùng

Tại hội nghị Xây dựng chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi bò sữa và tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ông Hoàng Thanh Vân (Cục Trưởng Cục chăn nuôi) nói:“Trong khối TPP có 3 nước rất mạnh về sữa, đó là New Zealand, Mỹ, Úc. Như vậy, Hà Nội không nhanh là gay. Việc IDP và Trung tâm Phát triển Chăn nuôi tổ chức hội nghị này tôi cho rằng rất kịp thời và đúng hướng. Xu thế của chúng ta là xu thế hợp tác toàn cầu và ngành chăn nuôi cũng cần phải ứng dụng. Chúng ta cần phải chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ khó khăn, chia sẻ lợi ích, nếu không chúng ta không thể nào mà sống được. Người nông dân mà chết thì doanh nghiệp cũng sẽ chết. Do vậy cần hợp tác với nhau lại”. Còn ông Nguyễn Ngọc Sơn, (Phó Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội) cho biết về những lợi ích thiết thực từ mô hình liên kết giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Nông dân: “Các cụ xưa có nói “1 cây làm chẳng lên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, và câu này có thể áp dụng trong chăn nuôi. Việc kết hợp chặt chẽ giữa 3 bên sẽ có nhiều lợi ích. Đầu tiên là sự hưởng lợi của người chăn nuôi từ các chính sách của Thành phố Hà Nội. Thứ 2 các cơ quan quản lý sẽ có trách nhiệm thực hiện các giải pháp này. Thứ 3, doanh nghiệp tạo được vùng nguyên liệu, thu mua được sản phẩm của người nông dân làm ra. Nếu 3 bên kết hợp lại  sẽ tạo thành chuỗi liên kết khép kín, gồm: Nông dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua nguyên liệu được đảm bảo chất lượng, các cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn, tránh các hiện tượng chăn nuôi không đảm bảo được quy trình. Về người tiêu dùng, họ sẽ được hưởng lợi về sản phẩm sạch bởi khi các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm đảm bảo an toàn. Đồng thời, biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Việc đưa công nghệ cao, tăng năng suất sữa tươi nguyên liệu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, từ đó, người tiêu dùng hưởng lợi từ chi phí tiết kiệm và có cơ hội sử dụng sản phẩm nhiều hơn”

Hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện thương hiệu 100% sữa tươi Ba Vì giá siêu tiết kiệm – đây được coi như là sản phẩm điển hình cho sự kết hợp giữa 3 nhà: nhà nước – doanh nghiệp – nhà nông. Sản phẩm ra mắt với mong muốn có thể thỏa mãn nhu cầu dùng sữa tươi chất lượng cao, giá bán siêu tiết kiệm đã giảm đến 20% so với sản phẩm cùng loại và ổn định nguồn thu mua sữa tươi nguyên liệu cho nông hộ chăn nuôi, bởi 100% sữa tươi Ba Vì được sản xuất từ nguồn sữa tươi nguyên liệu thu mua của các nông hộ tại đây.

MỚI - NÓNG