Đó là các đối tương: Nguyễn Đức Vũ (SN 1975, nguyên phó tổ hành khách, Phòng dịch vụ khách hàng, trung tâm khai thác Tân Sơn Nhất); Nguyễn Minh Hoàng (SN 1963, ở quận Bình Thanh, TPHCM); Phạm Tiến Trung (SN 1982, ở quận Gò Vấp, TPHCM); Thái Anh Tiến (SN 1981, tiếp viên hàng không) và Lê Xuân Vĩnh Thụy (SN 1988, người mẫu).
Theo CQĐT, từ tháng 10-2008 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, Đỗ Thanh Lâm (SN 1975, hiện sống tại Sydney, Australia) đã câu kết với hàng chục tiếp viên hàng không để vận chuyển khoảng 400 kiện hàng đồ gia dụng vào Việt Nam mà không khai báo Hải quan, nộp tiền cước theo quy định của hàng không.
Sau khi hàng cập cảng hàng không Tân Sân Nhất, người nhà của Lâm đến nhận, rồi tiếp tục chuyển tới các “đối tác” đã đặt hàng của Lâm. Trong đó, siêu mẫu Lê Xuân Vĩnh Thụy (SN 1988, ở quận Bình Thạnh, TPHCM) đã nhập của các đối tượng buôn lậu 75 thiết bị điện tử, trị giá khoảng 900 triệu đồng.
Các mặt hàng chủ yếu là điện thoại di động Iphone và máy tính xách tay hiệu Apple Macbook. Sau đó, Vĩnh Thụy lại bán cho một cá nhân ở phường 11, quận 10, TPHCM.
Mặc dù chưa đến mức xử lý hình sự, nhưng hành vi vận chuyển tiền và hàng hóa giúp Đỗ Thanh Lâm của hàng chục tiếp tiếp viên hàng không đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự quản lý kinh tế và xâm hại uy tín của ngành hàng không.
Theo đó, CQĐT kiến nghị Tổng Cty Hàng không có hình thức xử lý kỷ luật đối với những cá nhân liên quan, đồng thời kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét, xử lý đối với một số công chức đã và đang công tác tại Đội thủ tục hành lý nhập cảnh trong việc để xảy ra việc hàng nghìn thiết bị điện tử nhập lậu. Đối tượng Đỗ Thanh Lâm đang bỏ trốn, nên CQĐT tách vụ án, để xử lý sau.