Thông tin tiếp về việc Tỉnh ủy Cà Mau hóa giá nhà, đất rẻ cho cán bộ lãnh đạo:

Đất gia đình liệt sĩ thành đất của lãnh đạo tỉnh

Đất gia đình liệt sĩ thành đất của lãnh đạo tỉnh
Bà Nguyễn Thị Giàu, 85 tuổi, thương binh 4/4, có chồng và 2 con là liệt sĩ, từ chỗ có nhiều đất nay không có đất cất nổi nhà. Trên đất cũ của bà, ông Võ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy - lại xây cơ ngơi trên diện tích khoảng 3.000 m2 đất.

Ngôi nhà tồi tàn, thấp tè, vá víu bằng đủ thứ vật liệu nhặt nhạnh được, rộng chừng 30 m2, có hơn chục người trú ngụ. Đó là nhà của bà Nguyễn Thị Giàu hiện nay, tại ngã ba đường Lý Thường Kiệt - Lê Khắc Xương (TP Cà Mau), mang số 47/55 thuộc khóm 4, phường 6. Bà cùng người chồng kế 95 tuổi và nhiều con cháu không còn chỗ nào nương náu, phải túm tụm ở đây.

Gần 5 năm nay, bà Giàu lại phải nằm liệt giường vì tuổi cao sức kiệt và vì đòn roi tra tấn thuở lao tù của Mỹ - ngụy. Ngôi nhà này sẽ bị giải tỏa để mở rộng đường Lê Khắc Xương.

Chị Phạm Thị Tranh, người con gái góa bụa của bà, đỡ bà ngồi dậy và dần dần hoàn cảnh khốn khổ của gia đình bà như một cuốn phim quay chậm hiện lên theo lời kể yếu ớt.

Năm 1956, chồng bà là ông Phạm Văn Kiều - Tổ trưởng Đảng ấp 2 (xã Khánh Lâm, U Minh, Cà Mau) đang cùng đồng chí họp trong nhà thì giặc ập đến. Bà Giàu xông ra cản giặc để các đảng viên chạy thoát vào rừng, tuy nhiên ông Kiều bị bắn lòi ruột. Giặc rút, bà Giàu cải trang chở chồng ra bệnh viện nhưng tới vàm Cái Tàu thì gặp một tên chiêu hồi. Chúng bắt ông Kiều về Chi khu Thới Bình, ông đã cắn lưỡi tự vẫn.

Chồng hy sinh, nhà bị giặc phá, bà cùng đứa con còn bú bị bắt vào nhà tù Bót Lò Heo (Cà Mau). Ở quê Khánh Lâm, 6 con còn lại của bà (lớn nhất 17 tuổi) mất cha, mẹ bị tù đày, phải nương tựa hàng xóm. Trong đau thương, đói rách, những đứa con của bà lớn lên và tiếp tục cầm súng đánh giặc.

Anh Phạm Ngọc Ẩn làm Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 306. Anh Phạm Phấn Đấu là chiến sỹ thông tin Trung đoàn 10. Cả hai anh đều hy sinh trong dịp Xuân Mậu Thân 1968, tại Sài Gòn - Gia Định.

Ra tù, không còn sống được ở quê, năm 1966, bà Giàu đem con cái chạy ra tỉnh lỵ Cà Mau. Bà cùng người chồng kế là ông Nguyễn Văn Dân mua 10 công đất của ông Ngô Văn Xứng (hiện còn sống, ở số 171, đường Lý Thường Kiệt, TP Cà Mau) dựng chòi nuôi con.

Ông Xứng xác nhận việc bán đất cho ông bà Dân - Giàu. Giấy viết tay của việc mua bán bị cháy trong đợt Mậu Thân 1968. Giặc chiếm của bà 3 công đất làm hậu cứ Trung đoàn 32. Còn 7 công, vợ chồng bà canh tác liên tục đến năm 1985.

Năm 1985, căn cứ vào sơ đồ do địch để lại vẽ căn cứ của chúng rộng đến 61,37 ha, trùm hết phần còn lại của gia đình bà, một số người nói đó là “đất quốc phòng”, yêu cầu bà đi nơi khác. Bà làm đơn khiếu nại, nhưng không đâu giải quyết.

Bài liên quan

>>Hóa giá nhà, đất rẻ: Lãnh đạo tỉnh Cà Mau nói gì?

>>Cà Mau: Hóa giá nhà, đất rẻ cho lãnh đạo

Bà lại đưa con đi kiếm chỗ ở mới. Anh Phạm Tấn Sĩ, bị bom giặc làm điếc tai, xuống bến sông dựng nhà, làm nghề chèo đò kiếm sống. Chị Phạm Thị Ánh dẫn 5 người con lên Cầu Nhum, thuê đất cất nhà. Anh Phạm Hòa Bình, trước đây bị giặc nhốt vào nhà tù cùng với mẹ, đi U Minh làm thuê, rồi có vợ ở luôn dưới đó. Bà cùng chồng kế và các con còn lại mua được mảnh đất nhỏ ở góc đường dựng chòi sinh sống đến nay.

Nhưng thật phi lý và bất ngờ đối với bà là mảnh đất của gia đình bà bị thu hồi với danh nghĩa “đất quốc phòng” sau đó lại biến thành đất của nhiều cá nhân. Trong đó có ông Võ Thanh Bình, hồi đó ông là Tỉnh đội trưởng, nay là Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau. 

Chị Phạm Thị Tranh dẫn chúng tôi đi xem lại mảnh đất. Từ nơi ở của gia đình bà Giàu tới đó chỉ vài chục bước chân. Cơ ngơi của ông Võ Thanh Bình nhà cửa khang trang, vườn kiểng sum suê, hòn non bộ... được bao bọc bởi hàng rào vững chắc.

Tiếp đến là Nhà hàng - khách sạn T98 gồm khách sạn cao 3 tầng và khu nhà hàng dịch vụ. Nhà hàng có sân vườn rộng, trang trí bê tông giả gỗ. Rồi ngôi nhà của ông Ba Hải - cán bộ Tỉnh đội nghỉ hưu.

Khu đất “quốc phòng” ấy đã được chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa có quyết định của Thủ tướng như quy định.

Trở lại căn nhà tồi tàn chật hẹp, bà Giàu buồn rầu nói: “Từ khi thấy đất của tôi biến thành đất của cán bộ và nơi ăn nhậu ca hát thì tôi tiếp tục khiếu kiện đòi lại. Mấy chục năm rồi, tôi đã đi khắp nơi, khóc hết nước mắt. Tôi chỉ mong được trở lại ở trên phần đất vợ chồng tôi đã tạo lập, giữ gìn trong chiến tranh”.

Được biết, trước đây ông Võ Thanh Bình được bố trí ở ngôi nhà số 83 đường Phạm Văn Ký (phường 2, TP Cà Mau), nhà do Nhà nước quản lý nhưng ông đã bán cho ông Trần Văn Bảy - Chủ tiệm thuốc Bắc Hòa Hòa. Giá đất quy định tại khu phố này là 5,5 triệu đồng/m2, tuy nhiên giá thị trường cao hơn.

Sau khi bán căn nhà ấy, ông Võ Thanh Bình dọn về khu đất gốc của bà Giàu. Ông được cấp 300 m2, phần còn lại được mua giá rẻ 300.000 đ/m2 trong lúc giá quy định của tỉnh gấp 5 lần và giá thị trường thì cao hơn nữa.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Tên: Nguyển Minh Thích Bãi cháy Tp Hạ long Tỉnh Quảng ninh, Email: thichdaica_007@yahoo.com

Cảm nghĩ sau khi đọc bài viết về đất liệt sĩ thành đất.....

Đọc bài viết này tôi rất xúc động trước sự quan tâm tận tình của nhóm phóng viên và toà soạn báo tiền phong với những suy đồi về đạo đức , nhân cách của một số cán bộ từng là Đảng viên, từng là đồng đội, từng chia lửa với nhau trong cuộc chiến khốc liệt giành lại độc lập, tự do, công bằng xã hội... "chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm . Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" Rất mong nhóm phóng viên không quản hi sinh , không sợ áp lực giúp nhiều thảo dân , nhiều người có công, nhiều người và thân nhân đã từng hiến cả máu xương cho nền độc lập dân tộc này được hưởng "sữa và lụa " của Bác Hồ kính yêu . Đưa những con sâu đó ra ánh sáng của Dảng và của pháp luật.

Le Trung Dung; Email: dunghnvn74@yahoo.com.vn

Toi da xem rat ky loat bai phong su cua quy bao ve vu viec lanh dao tinh Ca Mau hóa giá nhà, đất rẻ cho cán bộ lãnh đạo. Xin rat hoan nghenh loat bai bao do da phan anh trung thuc hien tuong nay, cung that cam phuc nhung phong vien da khong so nguy hiem de thuc hien loat bai nay.

Xin quy bao hay tiep tuc thong tin cho doc gia biet duoc tinh hinh xu ly nhu the nao va chinh quyen se lam duoc gi cho nhung nguoi dan mat nha nhu the.

Xin cam on va kinh chuc toan the toa soan co suc khoe va them nhieu dung khi hon nua.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.