Bà Mai cho biết, bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước, các địa phương, cộng đồng, chuyên gia, các nhà quản lý góp phần bảo tồn và phát huy tín ngưỡng này, với bề dày kinh nghiệm qua 11 lần lập hồ sơ cùng với đội ngũ chuyên gia giỏi, hồ sơ của Việt Nam đã được thông qua mà không cần thảo luận.
Đó chính là tín ngưỡng bản địa, Tín ngưỡng thờ Mẫu là bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. Ở đây, nó phản ánh cả quan niệm sống của người Việt. Có nhiều nơi trên thế giới cũng thờ Mẫu ( nữ thần), nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có ý nghĩa nhân thần hóa rất nhiều. Đó là những nhân vật, những con người có tên tuổi, có quê quán, có thật ở địa phương. Những người đó có thể là mẫu Liễu Hạnh, là Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), hay những vị tướng giúp dân đánh giặc. Tất cả đã được bản địa hóa rõ ràng. Ngoài ra, nó còn là sự dung nạp văn hóa và tôn giáo nhưng không làm mất đi tính bản địa . Trong các điện thờ của tín ngưỡng này, người ta có thể nhìn thấy yếu tố của đạo Phật, đạo Lão, có cả Phật hoàng, Ngọc Hoàng có cả đức Phật… Không chỉ ở người Kinh, mà các dân tộc thiểu số khác cũng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với cách của họ, trang phục của họ, quan niệm của họ. Tín ngưỡng này không làm cho các cộng đồng xa nhau mà chính là sự đoàn kết với nhau.
Việc được ghi danh cũng sẽ giúp chúng ta nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản. Tất nhiên, để được ghi danh, Việt Nam phải có kế hoạch cụ thể để phát huy và bảo tồn di sản đó. Tức là chúng ta phải thực hiện cam kết với UNESCO và họ sẽ thường xuyên kiểm tra chúng ta đã thực hiện kế hoạch như thế nào. Hằng năm, chúng ta phải làm báo cáo gửi tới UNESCO về hiện trạng và thay đổi của di sản.
Có lẽ là chưa. Trong công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO có hai hạng mục: di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và di sản phi vật thể có tính chất đại diện cho nhân loại. Trong hai hạng mục đó, di sản cần bảo vệ khẩn cấp thường có xu hướng sau khi thoát ra khỏi nguy cơ thì được ghi danh ở hạng mục có tính chất đại diện cho nhân loại.