Sáng sớm 1/2, viện dẫn các cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11, lực lượng vũ trang Myanmar đã bắt giữ Tổng thống Win Myint và Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP
Quyền quản lý đất nước sau đó được trao lại cho quân đội, đứng đầu là Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Tình trạng khẩn cấp được ban bố, và dự kiến sẽ kéo dài 1 năm. Ảnh: Reuters
Binh sĩ, theo đó, cũng được triển khai đến khắp các khu vực ở thủ đô Nay Pyi Taw và thành phố Yangon để đảm bảo trật tự. Ảnh: Reuters
“Tôi cảm thấy tức giận. Tôi không muốn quân đội nắm quyền thêm nữa”, Zizawah, 32 tuổi, nói. “Tất cả chúng tôi đều biết mình đã bầu cho ai.” Ảnh: Reuters
“Chúng tôi có một cuộc bầu cử hợp pháp. Người dân bầu cho người mà họ muốn”, Theinny Oo, một nhà tư vấn phát triển nói. “Chúng tôi cảm thấy mình không còn được bảo vệ dưới luật pháp. Chúng tôi thấy bất an và sợ hãi.” Ảnh: Reuters
Tại thành phố Yangon và thủ đô Nay Pyi Taw không diễn ra bất cứ cuộc biểu tình phản đối đảo chính nào. Người dân hạn chế ra ngoài vì quân đội hiện diện dày đặc. Ảnh: Reuters
“Đất nước chúng tôi giống như một con chim mới tập bay. Nhưng giờ thì đã bị quân đội chặt đứt đôi cánh”, nhà hoạt động Si Thu Tun nói. Ảnh: Reuters
Trong ảnh, binh sĩ xuất hiện tại tòa thị chính thành phố Yangon. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Xe quân sự hiện diện trên lối vào tòa nhà Quốc hội ở Nay Pyi Taw. Ảnh: Reuters
Bên trong đài truyền hình ở Yangon. Ảnh: Reuters
Một người dân đứng cầu nguyện trước Chùa Sule (Yangon). Ảnh: Reuters
Trái ngược với cảnh vắng lặng ở Myanmar, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã nổ ra ở Bangkok (Thái Lan) và Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Quân đội Myanmar thông báo cuộc bầu cử mới ở nước này sẽ được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm kết thúc. Sau đó, lực lượng này sẽ trao lại quyền điều hành đất nước cho chính phủ mới. Ảnh: Reuters