> Tặng 58 huân chương cho các cá nhân, tập thể thuộc Vinacomin
> Dụ dân đi học để... hưởng ‘chế độ’
bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng. Thực tế, ngay tại phiên họp trên, đã dậy lên những ý kiến không đồng tình, đề nghị nên cân nhắc kỹ.
Nhìn một cách công bằng, có thể hiểu phía đề xuất muốn có một danh hiệu thật xứng đáng để tôn vinh những đấng bậc có đóng góp thật đặc biệt cho đất nước, là những anh hùng dân tộc, các bậc kỳ tài để lại dấu ấn lịch sử ở các lĩnh vực chính, quân sự, khoa học, văn học nghệ thuật …
Tuy nhiên, từ danh hiệu (nằm trong văn bản mang tính thi đua) là danh nhân, thử nghĩ về hai chữ “nhân danh”. Đó là nhân danh ai, và ai được quyền nhân danh để trao tặng danh hiệu này? Không phải do các tổ chức thuộc Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (như việc công nhận là Danh nhân thế giới trong một số lĩnh vực), hoặc do chính toàn thể nhân dân trải qua nhiều thời đại đồng lòng tôn vinh, thì điều này dễ trở nên khiên cưỡng.
Khó mà thuyết phục, khi nhân danh thế hệ con cháu để “tưởng thưởng” danh hiệu cho ông bà tổ tiên. Trong khi tất cả những bậc anh hùng, danh nhân trong lịch sử đã được nhân dân kính cẩn tôn thờ từ bao đời nay, giờ đâu cần phải gắn thêm hai chữ “danh nhân”!
Ai cũng biết nhiều khi trải qua hàng thế kỷ mới có được danh nhân đúng nghĩa. Tuy nhiên, nếu ý tưởng đề xuất trên trở thành hiện thực, rất có thể tầm mức, giá trị và ý nghĩa của khái niệm danh nhân sẽ bị “hạ chuẩn”. Thậm chí có người còn lo xa, sợ rằng nếu như vậy biết đâu sẽ có cả những người đang còn sống cũng được tôn là “danh nhân”!?
Gần đây, những giải thưởng rất danh giá như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã gây tranh cãi, thậm chí đơn thư khiếu nại.
Bởi mức độ “tâm phục khẩu phục” của dư luận cũng như giới trong nghề vào các tác phẩm giai đoạn về sau này không thể nào so với những công trình, tác phẩm đỉnh cao đã “đóng đinh” vào tâm khảm bao thế hệ từ hàng thế kỷ qua. Không hẳn phủ nhận giá trị, nhưng thấy rằng những tác phẩm ấy cần được thử thách, mài dũa qua thời gian nhiều hơn nữa.
Vậy nên, ai dám chắc những danh nhân thời hiện đại sẽ không gây tranh cãi?
“Thương dân, dân lập đền thờ”… câu ca dao đúc kết quy luật tất yếu kiểm chứng qua lịch sử ngàn năm thăng trầm của đất nước. Đâu cần cách tôn vinh mang tính thi đua và thủ tục hành chính.