Dân phố cổ 'tắc' trong phố

0:00 / 0:00
0:00
Cảnh chật chội trên phố Hàng Đào Ảnh: Như Ý
Cảnh chật chội trên phố Hàng Đào Ảnh: Như Ý
TP - Một đề án được dư luận đặc biệt quan tâm là Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 1998. Với mục tiêu di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người từ phố cổ sang quận Long Biên, đề án được mong đợi sẽ giảm mật độ dân phố cổ, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc. Thế nhưng, đến thời điểm này, chưa hộ dân nào được di dời, tất cả vẫn đang… nằm trên giấy. 
Nhìn bên ngoài, ít người có thể tưởng tượng được, có những nhà tại phố cổ Hà Nội có đến gần trăm người sinh sống. Như ngôi nhà số 35 Hàng Bạc có đến 30 người, nhiều thế hệ cùng sinh sống. Hay tại phố Thuốc Bắc, có những căn phòng chỉ vỏn vẹn 2m2, vệ sinh chung… vẫn là nơi sinh hoạt hàng ngày của người dân phố cổ. 
Theo tìm hiểu, đến thời điểm này mới chỉ có gần 100 hộ dân di dời, chủ yếu là các hộ sinh sống trong các di tích, đền chùa. Còn Đề án di dân phố cổ thì gần như chưa di dời được hộ dân nào.
Nói về Đề án di dân phố cổ, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, đề án được chia làm 2 dự án riêng biệt là dự án đầu đi (bao gồm thống kê, di dời các hộ dân tại phố cổ) và dự án đầu đến (xây dựng khu giãn dân tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên). Đến thời điểm này, dự án đầu đi đang thống kê rà soát lại; Dự án đầu đến chưa xây dựng nhưng đã có quỹ đất sạch. UBND quận Hoàn Kiếm đã thống nhất được với Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) về việc điều chỉnh chiều cao cho các tòa nhà này.
Đại diện Sở QH&KT cho biết thêm, quy hoạch phân khu 4 quận nội đô là định hướng giúp Hà Nội phát triển Xanh - Văn hiến - Văn minh đúng như định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Quy hoạch phân khu sẽ được cụ thể hóa bằng các quy hoạch chi tiết sau đó. 
Đây sẽ là động lực để các đề án như Đề án giãn dân phố cổ được thúc đẩy, có giải pháp nhanh hơn. Bên cạnh đó là động lực để phát triển các đô thị vệ tinh. “Khi các nhà máy, trường học được di dời ra bên ngoài, đồng bộ với các trục đường giao thông thuận lợi, đô thị vệ tinh phát triển, tự người dân sẽ có sự căn chỉnh phù hợp chứ không còn muốn chen chúc trong nội đô nữa”, đại diện Sở QH&KT Hà Nội cho hay. 
Bên cạnh đó, quy hoạch sẽ giúp đẩy nhanh quá trình di dời các nhà máy ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, quỹ đất được bố trí cho cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội.

TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, Đề án giãn dân phố cổ không chỉ là xây dựng các tòa nhà cao tầng rồi di dân cơ học mà cần phải có giải pháp kiến trúc không gian để thu hút người dân. Đó là các công trình hạ tầng như trường học, nhà trẻ, bệnh viện… đồng bộ. Có những giải pháp để người dân có thể kinh doanh buôn bán, ổn định cuộc sống.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.