Đàm phán với Mỹ đình trệ, Quốc hội Triều Tiên họp bất thường

Quốc hội Triều Tiên họp kỳ đầu tiên vào tháng 4 năm nay. (Ảnh: Yonhap)
Quốc hội Triều Tiên họp kỳ đầu tiên vào tháng 4 năm nay. (Ảnh: Yonhap)
TPO - Ngày 29/8, Quốc hội Triều Tiên tổ chức kỳ họp thứ hai hiếm hoi của năm, khiến nhiều người bên ngoài đồn đoán về tín hiệu Triều Tiên sẽ gửi ra thế giới bên ngoài, trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân với Mỹ đình trệ.

Quốc hội nhân dân tối cao (SPA), cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao nhất theo quy định của hiến pháp, thường họp mỗi năm một lần để thông qua các quyết sách của đảng Lao Động. Triều Tiên cũng sử dụng các kỳ họp của quốc hội để đưa ra những thay đổi chính sách hoặc thông điệp chủ chốt. 

Trong kỳ họp đầu tiên vào tháng 4 năm nay, nhà lãnh đạo Kim Jong Un được bầu làm Chủ tịch Quốc vụ, vị trí quyền lực nhất ở Triều Tiên, và hiến pháp được sửa đổi để ông Kim chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia. 

Cũng trong kỳ họp đó, ông Kim có bài phát biểu chính sách hiếm thấy, thể hiện ý muốn gặp thượng đỉnh lần ba với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi cuộc gặp lần hai tại Hà Nội không dẫn đến thoả thuận. Khi đó, ông Kim nói rằng ông sẽ đợi đến cuối năm nay để Washington đưa ra quyết định“dũng cảm”. 

Báo chí Triều Tiên chưa xác nhận kỳ họp của quốc hội đã hay đang diễn ra. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA gần đây nói rằng kỳ họp thứ hai của quốc hội sẽ diễn ra vào ngày 28/8. Sáng nay, KCNA nói rằng các đại biểu đang có mặt tại Bình Nhưỡng để tham dự kỳ họp và đi thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan, lăng gìn giữ thi thể của ông nội và cha của ông Kim Jong Un. 

Kỳ họp bắt đầu từ ngày 28/8 gây chú ý vì đang có đồn đoán rằng tiến trình đối thoại bế tắc giữa Triều Tiên và Mỹ nay có thể nối lại, sau khi chương trình tập trận chung Mỹ - Hàn đã kết thúc.

Bình Nhưỡng lên án đợt tập trận này là bằng chứng của sự thù địch và thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa để phản đối. Nhưng ông Trump nói ông Kim đã gửi thư cho ông với nội dung muôn bắt đầu đối thoại ngay khi tập trận chung kết thúc. 

Các nhà quan sát cho rằng Triều Tiên có thể dùng kỳ họp quốc hội lần này để thể hiện điều mà họ gọi là cải thiện trong năng lực phát triển vũ khí truyền thống, thể hiện trong các vụ phóng tên lửa gần đây. Kỳ họp cũng để gửi đi một tín hiệu đến Mỹ rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục phát triển các loại vũ khí hiệu đại để nâng cao năng lực tự vệ. 

Kỳ họp lần này cũng sẽ thảo luận các biện pháp triển khai những quyết định đưa ra từ kỳ họp hồi tháng 4, như ban hành luật hay cải cách quy định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, một trong những trọng tâm chính sách của ông Kim. 

Trong khi đó, hãng thông tấn Nhật Bản Kydo ngày 28/8 dẫn thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở tại Mỹ nói rằng hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Triều Tiên đang chế tạo một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới và có thể đang chuẩn bị thử nghiệm loại vũ khí này.

Theo CSIS,  hình ảnh vệ tinh này xác nhận các bức ảnh và bài báo mà truyền thông Triều Tiên công bố hồi cuối tháng 7, trong đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un  đang kiểm tra một tàu ngầm mới chế tạo tại nơi được cho là Nhà máy đóng tàu Sinpo South. 

CSIS đánh giá việc xây dựng và đưa vào sử dụng năng lực thực sự của tàu ngầm tên lửa đạn đạo sẽ cho thấy sự tiến triển đáng kể về năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đồng thời thách thức kế hoạch phòng thủ trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.