Đại sứ Mỹ thả cá chép tiễn ông Táo về trời tại Huế

Đại sứ Ted Osius thực hiện nghi lễ thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời trên sông Hương. Ảnh: Ngọc Văn.
Đại sứ Ted Osius thực hiện nghi lễ thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời trên sông Hương. Ảnh: Ngọc Văn.
TPO - Ngày 1/2, tại khu vực chùa Linh Mụ (thành phố Huế), đại sứ Mỹ Ted Osius tiến hành lễ thả cá chép xuống dòng sông Hương tiễn ông Công, ông Táo về trời theo phong tục cổ truyền Việt Nam, nhân ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Hoạt động thuộc chương trình đạp xe xuyên Việt của đại sứ Ted Osius mang tên “Việt Nam - Hoa Kỳ: Hành trình mới”. 

Phát biểu trước báo giới, đại sứ Ted Osius cho biết: “Thật hoàn hảo khi có mặt tại Huế đúng vào dịp 23 tháng Chạp âm lịch để tiễn ông Công, ông Táo. Huế thực sự là trung tâm văn hoá, lịch sử của Việt Nam, nên việc thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời tại đây ngay trước Tết cổ truyền là điều rất có ý nghĩa”. 

Trước đó, đại sứ Ted Osius cùng 14 bạn đồng hành đã bắt đầu hành trình đạp xe xuyên Việt từ Hà Nội vào ngày 24/1. Điểm cuối hành trình là Cố đô Huế - nơi nhận nhiều sự quan tâm hỗ trợ về trùng tu, tôn tạo quần thể di sản văn hóa từ Chính phủ Mỹ thời gian qua. 

Chuyến đi trên chiều dài 840 km xuyên Việt lần này của ông Ted Osius nhằm mục đích kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe, quan tâm phát triển giáo dục và khẳng định một giai đoạn mới trong mối quan hệ ngày càng bền vững giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. 

Đại sứ Mỹ thả cá chép tiễn ông Táo về trời tại Huế ảnh 1 Ngắm đàn cá bơi lội dưới sông Hương sau khi thả. Ảnh: Ngọc Văn.
Đại sứ Mỹ thả cá chép tiễn ông Táo về trời tại Huế ảnh 2

Đại sứ Mỹ Ted Osius cùng các thành viên đoàn hành trình chụp ảnh lưu niệm tại ngôi chùa Linh Mụ nổi tiếng xứ Huế.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.