Đại dịch ảnh hưởng sức khỏe, thu nhập của y bác sĩ

0:00 / 0:00
0:00
Mức lương bình quân của y bác sĩ nhận được trong năm 2020 là 7,36 triệu/tháng. Ảnh: Thái Hà
Mức lương bình quân của y bác sĩ nhận được trong năm 2020 là 7,36 triệu/tháng. Ảnh: Thái Hà
TP - Đại dịch COVID-19 khiến khoảng 60% nhân viên y tế phải cáng đáng khối lượng công việc và thời gian làm việc tăng lên đáng kể. 40% trong số họ cho biết gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm...

Đây là kết quả của nghiên cứu về "Tình trạng lương khu vực công đối với nhân viên y tế tuyến đầu trong COVID-19" với 2.700 nhân viên y tế các cấp do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với một số đơn vị thực hiện từ tháng 9-11/2021.

PGS.TS Trần Xuân Bách, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, giảng viên Đại học Y Hà Nội, cho biết đại dịch COVID-19 không chỉ làm thay đổi các yêu cầu với công việc mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế. PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết dịch COVID-19 không chỉ tác động đến các hoạt động của cơ sở y tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân viên y tế. "Đó là khối lượng công việc nhiều hơn, nghỉ ngơi ít hơn, stress nhiều hơn, thu nhập giảm, đào tạo hạn chế, ít được chia sẻ, chăm sóc gia đình, thậm chí còn bị cộng đồng kì thị…", TS Hải nói.

Tham gia khảo sát "Tình trạng lương khu vực công đối với nhân viên y tế tuyến đầu trong COVID-19" có 35,75% là nhân viên y tế cơ sở; 35,5% làm việc ở tuyến tỉnh và gần 20% ở tuyến Trung ương. Đối tượng nghiên cứu là bác sĩ chiếm gần 54%, điều dưỡng hơn 21,4% và những đối tượng khác. Kết quả khảo sát trên 2.700 nhân viên y tế và tuyến đầu chống COVID-19 cho thấy mức lương bình quân năm 2020 họ nhận được là 7,36 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TPHCM. Trong số này, có hơn 70% nhân viên y tế thuộc diện biên chế và trên 66% có kinh nghiệm làm việc từ 5-20 năm. Đáng chú ý, có tới 53% nhân viên y tế tiếp xúc COVID-19 hàng ngày và 35,6% nguy cơ mắc COVID-19; có hơn 1/3 nhân viên y tế cho biết lương, thưởng và phụ cấp của họ đã bị giảm.

Nói về thực trạng nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc thời gian qua, PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho rằng: "Lí do nghỉ việc không hẳn là do thu nhập giảm mà áp lực công việc kéo dài, vượt qua sức chịu đựng thì họ cần được nghỉ ngơi. Tôi nghĩ các đồng nghiệp của tôi có thể chỉ nghỉ việc tạm thời và một vài tháng sau đó họ sẽ quay trở lại công việc".

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.