Đà Nẵng sẽ đánh giá lại các dự án đã hình thành ở bán đảo Sơn Trà

0:00 / 0:00
0:00
Một dự án bỏ hoang lâu năm trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Thành.
Một dự án bỏ hoang lâu năm trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Thành.
TPO - TP Đà Nẵng đang chỉ đạo các sở ngành rà soát các nội dung liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc và có định hướng tại bán đảo Sơn Trà. Định hướng trong quy hoạch chung là không hình thành đơn vị nhà ở, đơn vị cư trú tại khu vực bán đảo Sơn Trà. 

Chiều 26/4, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức họp báo thường kỳ quý 1 năm 2021. Tại buổi họp báo, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Nẵng vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua và các vấn đề "nóng" trên địa bàn mà dư luận đang rất quan tâm.

Không hình thành đơn vị ở, lưu trú tại bán đảo Sơn Trà

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến các dự án trên bán đảo Sơn Trà điều chỉnh như thế nào theo đồ án điều chỉnh quy hoạch vừa được thông qua, ông Phùng Phú Phong, Phó giám đốc phụ trách sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết: Đồ án quy hoạch chung sẽ được triển khai song song với việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về các dự án ở bán đảo Sơn Trà.

“Thành phố đang chỉ đạo các sở ngành rà soát các nội dung liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc và có định hướng tại bán đảo Sơn Trà. Định hướng trong quy hoạch chung là không hình thành đơn vị nhà ở, đơn vị cư trú tại khu vực này”, ông Phong cho biết.

Đà Nẵng sẽ đánh giá lại các dự án đã hình thành ở bán đảo Sơn Trà ảnh 1

Ông Phùng Phú Phong, Phó giám đốc phụ trách sở Xây dựng TP Đà Nẵng tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thành

Đồng thời, ông Phong cho biết thêm, đối với những dự án đã hình thành sẽ được cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra và đánh giá lại các tiêu chí. Các dự án phải đảm bảo tiêu chí an ninh quốc phòng, đảm bảo về quy hoạch 3 loại rừng và đảm bảo bảo tồn đa dang sinh học. Ngoài ra, các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của thành phố cũng đang điều chỉnh.

“Tất cả các dự án trên bán đảo Sơn Trà phải đảm bảo được các tiêu chí này”, ông Phong nói.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói thêm: Về mặt an ninh quốc phòng, thành phố Đà Nẵng đã có báo cáo xin ý kiến Bộ Quốc phòng liên quan đến 17 dự án tại bán đảo Sơn Trà. Riêng quy hoạch, phân loại 3 loại rừng ở Sơn Trà, thành phố cũng đã có báo cáo gửi bộ NN&PTNT để xin ý kiến.

“Trên cơ sở ý kiến 2 bộ này thành phố sẽ triển khai một số bước tiếp theo. Lúc đó sẽ rõ dự án nào được tiếp tục triển khai, dự án nào phải dừng triển khai” ông Chinh cho biết.

Nghiên cứu nạo vét, nhấn chìm 200.000m3 vật chất xuống biển

Dư luận thời gian qua quan tâm đến việc Đà Nẵng có chủ trương cho phép nạo vét và nhấn chìm vật chất để khơi thông luồng lạch ở cảng Tiên Sa (quận Sơn Trà). Liên quan đến việc này, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho biết: Thành phố mới tiếp cận vấn đề cho phép nạo vét luồng lạc cảng Tiên Sa để xác định một số vị trí cho nhận chìm khoảng 200.000m3 vật chất nào vét. Hiện nay, dư luận quan tâm việc nhận chìm khối lượng này có ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái biển của Đà Nẵng. Sở đã chủ trì hội thảo khoa học mời các chuyên gia đầu ngành, tổ chức cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc này.

Theo ông Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng, tại hội thảo, tất cả đã cùng thống nhất quan điểm: chất nạo vét này không phải là chất thải. Chất nạo vét là một tài nguyên.

“Lâu nay chúng ta cứ lo lắng và cho rằng nạo vét là chất thải, đi nhấn chìm là gây ô nhiễm môi trường. Hội thảo đã làm rõ, chất nạo vét là một tài nguyên”, ông Hùng cho biết.

Đà Nẵng sẽ đánh giá lại các dự án đã hình thành ở bán đảo Sơn Trà ảnh 2

Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng nói về việc nạo vét luồng lạch cảng Tiên Sa. Ảnh: Nguyễn Thành

Cũng theo ông Hùng, việc nạo vét và nhấn chìm 200.000m3 vật chất nếu triển khai sẽ được thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện nay.

“Quá trình thực hiện để xác định được khả năng lan tỏa của chất nhấn chìm đến đâu thì phải thông qua các mô hình có tính toán hết sức chặt chẽ. Có nhấn chìm hay không? Nhấn chìm ở đâu? Sở sẽ tham mưu đảm bảo nghiêm các quy định của pháp luật” ông Hùng nói.

Ngoài ra, ông Hùng cho biết thêm: chất nạo vét ngoài đi nhấn chìm còn có thể sử dụng vào các mục đích khác có lợi hơn. Trong đó có việc sử dụng chất nạo vét này để bồi lấp bãi cát bị xói lở. Sở cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để có tham mưu phù hợp.

Nguy cơ thiếu nước trong mùa nắng nóng

Liên quan đến nguồn nước cho người dân TP Đà Nẵng trong mùa nắng nóng sắp tới, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho biết: theo thông kê mực nước tại các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn năm nay dồi dào nhất trong các năm gần đây. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước cho thành phố trong thời gian tới thì cần phải làm rất nhiều việc. Tuy mực nước hồ thủy điện dồi dao, nhưng việc vận hành hồ chứa của các thuỷ điện không đảm bảo quy định. Bởi, nguồn điện từ năng lượng mặt trời thừa. Cùng với đó do ảnh hưởng của COVID-19 nhu cầu sử dụng điện giảm mạnh dẫn đến quy trình vận hành không đúng quy định nên lượng nước đưa về hạ du để phục vụ cấp nước không đảm bảo.

Đà Nẵng sẽ đánh giá lại các dự án đã hình thành ở bán đảo Sơn Trà ảnh 3

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thành

“Hiện nay, việc đảm bảo nước cho hệ thống sông Vu Gia, phải đảm bảo việc tách được luồng nước từ đập Quảng Huế. Đập tạm đã được đắp, nhưng chỉ đảm bảo một phần. Nếu trong trường hợp có mưa lũ, vỡ đập tạm thì nguồn nước cho Đà Nẵng sẽ không đảm bảo”, ông Hùng lo ngại.

Hiện nay, các sở ngành của Đà Nẵng cũng đang nghiên cứu để sớm xem xét trong điều kiện cần thiết sẽ đắp lại đập ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ, đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ.

MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...