Hai tên lửa do Thủy quân lục chiến Mỹ bắn đi từ Hawaii đánh trúng một tàu khu trục nhỏ đã ngừng hoạt động, cuối cùng con tàu bị chìm. Trung tá Ryan Collins, thuộc văn phòng tích hợp tác chiến về pháo và hỏa lực tại Ban chủ nhiệm tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ, gọi tên lửa này là thứ có khả năng "biến hình".
Có khả năng đánh tàu cách đó chỉ 180km, hệ thống Nemesis bán robot thực chất là một hệ thống phòng thủ. Thứ mà các tiểu đoàn chiến phân tán có thể sử dụng để ngăn chặn các lực lượng Trung Quốc đang cố gắng đuổi Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi các tiền đồn trên đảo của họ.
Theo một vài chuyên gia, những gì Thủy quân lục chiến Mỹ cần bây giờ là một tên lửa tấn công, cho phép các lực lượng trên đảo kiểm soát các vùng biển rộng lớn. Đó là một vấn đề mà thủy quân lục chiến Mỹ đang cố gắng giải quyết.
Cách đây không lâu, ý tưởng về Thủy quân lục chiến như một lực lượng chống hạm có vẻ buồn cười đối với ai đó. Trong hơn một thập kỷ sau cuộc tấn công vào Afghanistan năm 2001 của Mỹ, Thủy quân lục chiến Mỹ đã huấn luyện và tổ chức cho chiến tranh bộ binh trên bộ.
Nhưng với sự kết thúc của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan và việc Lầu Năm Góc định hướng lại cái gọi là "cạnh tranh quyền lực lớn" với Nga và Trung Quốc, Thủy quân lục chiến Mỹ đang biến chuyển nhanh chóng - được cho là nhanh nhất trong số các lực lượng của Mỹ - để cấu hình lại cho chiến tranh công nghệ cao, đường không - đường biển.
Dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh Thủy quân lục chiến, Tướng David Berger, lực lượng này đang loại bỏ nhiều khí tài mặt đất nặng nề, cắt giảm lực lượng bộ binh hạng nhẹ và xây dựng các đơn vị mới, được trang bị vũ khí mới, cho các cuộc chiến trên đảo.