Cỗ xe chiến đấu robot nguy hiểm nhất thế giới của Nga

Xe chiến đấu tự động Uran-9 của Nga. Ảnh: Rostec.
Xe chiến đấu tự động Uran-9 của Nga. Ảnh: Rostec.
Sở hữu công nghệ cho phép phân biệt địch - ta trên chiến trường, Uran-9 thể hiện được uy lực mà các đối thủ phương Tây không thể nào so sánh được.

Nga đang phát triển một mẫu xe chiến đấu robot nhỏ gọn có tên gọi Uran-9 để xuất khẩu ra thị trường thế giới, với những công nghệ hiện đại vào diện bậc nhất hiện nay, theo National Interest.

Uran-9 là mẫu xe bọc thép robot được chế tạo không nhằm mục đích thay thế các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-90 hay T-14 Armata. Thay vào đó, nó được thiết kế nhỏ gọn để chi viện hỏa lực cho bộ binh, thực hiện các chiến dịch đặc biệt và tiến hành trinh sát.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, xe chiến đấu Uran-9 được trang bị pháo tự hành 2A72 30mm, một súng máy 7,62 mm và các tên lửa chống tăng dẫn đường M120 Ataka giúp nó có uy lực đáng gờm.

Việc trang bị các tên lửa Ataka giúp cho xe chiến đấu robot nhỏ gọn này có khả năng tiêu diệt xe tăng hiện đại nhất của đối phương từ khoảng cách 8 km. Robot này cũng được tích hợp một loạt các hệ thống cảm biến, gồm một hệ thống cảnh báo laser và thiết bị phát hiện, xác định và theo dõi mục tiêu.

Chuyên gia công nghệ quốc phòng David Hambling của Popularmechanics lại cho rằng các vũ khí trên không phải là thứ biến xe chiến đấu robot Uran-9 trở thành loại xe bộ binh không người lái (UGV) nguy hiểm nhất thế giới.

Theo Hambling, Mỹ đã phát triển nhiều thế hệ xe UGV vũ trang trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên UGV của Mỹ có vấn đề lớn là không thể phân biệt được địch - ta và tấn công cả quân mình. UGV của Nga không gặp phải vấn đề này, bởi vậy chúng có thể tự hoạt động độc lập một phần hoặc hoàn toàn.

Majumdar cho biết khi triển khai tác chiến, xe chiến đấu Uran-9 sẽ được bố trí trong đội hình một đơn vị bộ binh cơ giới, gồm một xe robot trinh sát, một xe chi viện hỏa lực, một xe tải để mang theo các robot này, và một sở chỉ huy lưu động. Nói cách khác, sự nguy hiểm của cỗ máy Uran-9 không hẳn đến từ vũ khí mà từ cách nó vận hành.

Cỗ xe chiến đấu robot nguy hiểm nhất thế giới của Nga ảnh 1

Uran-9 khai hỏa tên lửa Ataka. Ảnh: RussiaInsider

Hambling cho rằng hồi tháng 10/2015, Nga đã thử nghiệm thành công trên thực tế phần mềm Unicum, biệt danh "Skynet Nga", cho phép nhiều robot cùng nhau phối hợp xác định, tiêu diệt các mục tiêu mà không cần mệnh lệnh của con người.

Với phần mềm này, Uran-9 có thể là công nghệ của chiến trường tương lai và không có đối thủ xứng tầm của phương Tây, kể cả những xe chiến đấu bộ binh không người lái mà Mỹ đã và đang phát triển.

Công nghệ không người lái vẫn còn tiếp tục cải tiến, và với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, trong tương lai gần rất có thể xe chiến đấu bộ binh không người lái sẽ trở nên phổ biến trên chiến trường. Các xe tăng chiến đấu chủ lực có người lái như T-14 Armata hay M1A2 Abrams trong tương lai có thể sẽ bị thay thế bởi các robot chiến đấu này, ông Majumdar nhận định.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.