Cổ tức ngân hàng: Vẫn người không, kẻ có!

Cổ tức ngân hàng: Vẫn người không, kẻ có!
TP - Tính đến nay, các ngân hàng đã cơ bản tổ chức xong đại hội cổ đông 2018. Ngoài chuyện tăng vốn, lên sàn, ghi nhận trong khi nhiều nhà băng mạnh tay chi trả hơn cho các cổ đông, thì  vẫn có những ngân hàng nói không với cổ tức.

Tại Ngân hàng cổ phần Quân đội (MBBank), nếu như những năm trước mức chia thưởng cho cổ đông từ  5-11% thì năm nay, bên cạnh duy trì cổ tức 11% (6% bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu). MBBank còn đột biến  phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%. Như vậy, tổng tỷ lệ chia thưởng của MBank lên đến 25%, cao nhất từ trước đến nay.

Còn Vietcombank,  ngân hàng đã trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận sau thuế 2017. Theo đó, với 8.849 tỷ đồng lãi sau thuế năm 2017, ngoài trích lập các quỹ, trả thù lao,…tương ứng 2/3 lợi nhuận được phép phân phối. 2.878 tỷ đồng còn lại được chia cổ tức bằng tiền mặt (theo tỷ lệ 8%) cho cổ đông.

Với VIB chia thưởng cho cổ đông năm  2017 gồm 5% bằng tiền mặt và 31% bằng cổ phiếu. Còn ngân hàng LienVietPostBank mức chi trả cổ tức vọt lên 15%, tăng so với 10% của năm ngoái.

Tại ngân hàng Á Châu (ACB) mức chia cổ tức năm 2017 theo tỷ lệ 15%, cao hơn năm 2016 (10%). Với mục tiêu lãi “khủng” trong năm 2018, gấp đôi năm 2017, đạt 5.699 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, ACB dự kiến sẽ tăng mức chi trả cổ tức năm 2018 lên 30%. 

Với Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), Chủ tịch nhà băng này  hé lộ bên cạnh việc lên sàn, chào bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư, TPBank dự kiến sẽ chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 28% trong năm nay. Năm ngoái, nhà băng này không chi trả đồng cổ tức nào cho cổ đông mà xin giữ lại để bù đắp thặng dư vốn cổ phần bị âm.

Không chỉ các ngân hàng lớn, tầm trung mà ngân hàng quy mô nhỏ hơn như OCB cũng chi cổ tức khá cao trong năm nay với kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 14,2%. Tại đại hội, Nam Á Bank  đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017 với tỷ lệ chia cổ tức là 11% cùng hàng loạt chủ trương quan trọng năm 2018: Tăng vốn điều lệ, niêm yết chứng khoán…

Ngược lại, cũng có những ngân hàng tiếp tục không chia cổ tức. Với lợi nhuận khủng hơn 9.000 tỷ đồng, Techcombank quyết định tiếp tục duy trì chính sách không chia cổ tức suốt 8 năm liên tiếp để dành nguồn lực cho việc tăng quy mô vốn, phục vụ cho chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh và cải thiện các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính.

 Còn tại các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu như Sacombank và Eximbank việc không chia cổ tức tiếp tục được xem là tất yếu.  Theo đó, tại đại hội của Sacombank ông Dương Công Minh cho biết sẽ xin NHNN cho chỉnh sửa đề án tái cơ cấu và cuối năm nay hoặc chậm nhất 2019 sẽ trích lợi nhuận có được để trả cổ tức cho cổ đông.

Còn với Eximbank dù năm 2017 đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng nhưng  do phải xử lý hết các khoản lỗ lũy kế từ các năm trước, lợi nhuận không còn nhiều nên không chia cổ tức. Theo đề án tái cơ cấu của Eximbank, phải đến cuối năm 2019 mới xử lý xong các khoản nợ đã bán qua VAMC, khi đó, NH mới chia lợi tức được bền vững.

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.