Cơ thể thiếu kẽm, bạn có thể mắc những bệnh gì?

Thiếu kẽm nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh minh họa
Thiếu kẽm nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh minh họa
Thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể nảy sinh hàng loạt vấn đề như trẻ chậm tăng trưởng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, dị tật thai nhi, thiểu năng sinh dục nam - nữ, ung thư tiền liệt tuyến...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng và bệnh tật.

Kẽm quan trọng thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, kẽm là một khoáng chất vi lượng mà cơ thể đòi hỏi để tạo ra vô số phản ứng và trợ giúp vận hành cho sự tăng trưởng hợp lý, chức năng miễn dịch, tổng hợp DNA cũng như sự phân chia và chuyển hóa tế bào. Tổ chức Y tế thế giới từng xác nhận tình trạng thiếu kẽm là một trong những yếu tố gây bệnh tật hàng đầu ở các nước kém phát triển.

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường.

Kẽm cũng làm giảm mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Kẽm đặc biệt quan trọng ở trẻ em vì chỉ cần thiếu ít kẽm cũng khiến trẻ chậm tăng trưởng cả về thể chất và tâm thần, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp.

Thiếu kẽm cũng khiến vết thương lâu lành, giảm ngon ở vị giác, dễ thương tổn ngoài da, rụng tóc.

Thiếu kẽm cũng có thể gây thiếu máu nhẹ, kém tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển tình dục ở tuổi thiếu niên.

Thiếu kẽm làm giảm testosterone trong huyết tương gây thiểu năng sinh dục nam. Thiếu kẽm cũng gây thiểu năng sinh dục nữ.

Thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai, gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi....

Cơ thể rất dễ bị thiếu kẽm, vì sao?

Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người rất dễ thiếu kẽm vì kẽm có đặc điểm sinh học đặc biệt là không dự trữ trong cơ thể, trong khi đó chế độ ăn hàng ngày lại thường rất nghèo vi chất này.

1. Nửa đời sống sinh học của kẽm ngắn

Thời gian tồn tại của kẽm trong các cơ quan nội tạng sau khi được hấp thu quá ngắn, khoảng 12,5 ngày. Chúng thường được bài tiết qua việc đại tiện (10mg/ngày) và tiểu tiện (0,5mg/ngày).

Cụ thể, sau khi hấp thụ kẽm qua việc ăn uống, chúng xuất hiện trong máu sau 15 phút và nồng độ đạt tối đa sau 2 - 4 giờ.

2. Chế độ ăn hàng ngày thiếu kẽm:

Cách phòng ngừa thiếu kẽm:

- Ăn những thực phẩm giàu kẽm:

Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.

Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt động vật, cá, hải sản, hạt thô, ngũ cốc không xay xát kỹ, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm nhiều phylate (có trong ngũ cốc và vài loại rau củ), đồng, canxi và axít folic có thể kéo giảm sự hấp thu kẽm. Một số loại như rượu vang đỏ, đường glucose và lactose hoặc protein từ đậu nành làm tăng hấp thu kẽm chứa trong thức ăn. Đối với những người ăn chay, yêu cầu dung nạp kẽm tăng thêm vì những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có tác dụng hấp thu kẽm thấp.

Cơ thể thiếu kẽm, bạn có thể mắc những bệnh gì? ảnh 1

Mâm cơm hàng ngày của đa số người Việt thường là rất thiếu kẽm. Ảnh minh họa

- Bổ sung kẽm:

Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

Giới hạn tiêu thụ kẽm không nên quá 40 mg/ngày. Tuy ngộ độc kẽm tiêu hóa tương đối hiếm nhưng có thể khiến kích thích đường dạ dày - ruột và gây nôn. Việc bổ sung nhiều kẽm cũng dễ gây thiếu chất đồng và khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt.

Theo Theo Gia đình xã hội
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.