Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Sợ bán xong không biết mình về đâu”

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Sợ bán xong không biết mình về đâu”
TP - Thời gian qua, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp chậm triển khai. Có doanh nghiệp chỉ bán vài phần trăm cổ phần. 

Tình trạng này, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), có lý do khách quan về thị trường tài chính, dòng vốn, nhu cầu nhà đầu tư… Tuy nhiên, một phần cũng vì các bộ ngành, địa phương chủ quan, lãnh đạo các doanh nghiệp thiếu quyết liệt, còn tâm tư. 

“Có lãnh đạo doanh nghiệp tâm tư, bán hết vốn nhà nước thì mình sẽ đi đâu. Đang đi ô tô, ở nhà máy lạnh, sau 1 ngày đại hội cổ đông xong thì cắp cặp về cơ quan chủ quản, hoặc nghỉ hưu thì quyền uy mất đi, nên cũng có người hụt hẫng. Bản thân người ta làm (cổ phần hóa - PV), nên phải tính toán sao để vẫn ở lại doanh nghiệp, hoặc ít nhiều có lợi ích ở đó”, ông Tiến nói. Vì vậy, một số doanh nghiệp chậm cổ phần hóa, hoặc chỉ bán số lượng ít cổ phần để mình vẫn còn “chân” ở lại doanh nghiệp.

Để ngăn chặn khả năng định giá thấp doanh nghiệp, gây thất thoát vốn nhà nước, theo ông Tiến, với các đơn vị đã đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán phải niêm yết.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.