Có nên rút tiền 'một cục', không chờ lương hưu?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đó là ý kiến được ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM nêu lên khi đề cập tới tình trạng gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang diễn ra trên địa bàn thành phố.

Toàn TPHCM có hơn 2,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thời gian gần đây, số người xin rút BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng. Hiện chưa có con số thống kê chi tiết về lượt người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần từ đầu năm 2022 đến nay trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố, trong năm 2021 có khoảng 95.000 hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội 1 lần với tổng số tiền khoảng 6.000 tỷ đồng.

Có nên rút tiền 'một cục', không chờ lương hưu? ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM chia sẻ thông tin tại buổi họp báo

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết: “Hiện nay, việc giải quyết BHXH một lần được thực hiện theo Nghị quyết 93 và Luật BHXH số 58 của năm 2014. Theo đó, sau 1 năm người lao động nghỉ việc không tiếp tục làm việc và đóng BHXH nếu có nhu cầu sẽ BHXH một lần”.

Phân tích về thực trạng gia tăng số người rút BHXH một lần, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cho rằng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 người lao động ngừng việc bị mất thu nhập, cần tiền trang trải cuộc sống. Một bộ phận người lao động quyết định chuyển sang làm lao động tự do, không tham gia BHXH.

Bên cạnh đó, một số lao động từ tỉnh khác đến chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết khó khăn trước mắt. Một bộ phận người lao động thì cho rằng nhận bảo hiểm xã hội là trợ cấp mất việc để giải quyết khó khăn, sau đó sẽ tham gia tiếp khi có điều kiện.

“Dù là nguyên nhân nào thì việc rút BHXH một lần chỉ có lợi trước mắt, không có lợi về mặt lâu dài cho người dân. Sau khi rút BHXH người dân sẽ không còn nhận được các chế độ ưu tiên về bảo hiểm y tế và không có tiền lương hưu trí khi nghỉ hưu, tiền tử tuất. Điều đó sẽ gia tăng chí phí cho bản thân, gia đình và xã hội” – ông Lâm nói.

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội khuyến cáo người lao động cả nước nói chung và TPHCM nói riêng không nên rút BHXH một lần để bảo đảm các quyền lợi mang tính bền vững về lâu dài.

Đề cập đến vấn đề giảm thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm, ông Lâm cho biết, Nghị quyết 28 (ngày 23/5/2018) của trung ương về cải cách chính sách BHXH có đề cập đến nội dung sửa đổi điều kiện để hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm và hướng tới còn 10 năm.

Ông Lâm nói: “Vấn đề trên đang được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng các quyền lợi. Ngoài cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan lao động rất ủng hộ, tôi nghĩ rằng cộng đồng cũng đang mong chờ triển khai để giúp người hưu trí có chất lượng cuộc sống tốt hơn”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.