Có nên loại bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn hàng ngày?

Ảnh minh họa: Medical News Today
Ảnh minh họa: Medical News Today
TPO - Chất béo là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Nhiều người có quan điểm rằng chế độ ăn giàu chất béo là nguyên nhân dẫn đến béo phì và các bệnh khác. Vì vậy, họ thường loại bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, đây là một ý tưởng sai lầm, sự hiện diện của một số chất béo là cần thiết để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Các loại chất béo khác nhau có tác động tốt và xấu khác nhau tới sức khỏe.

Phân loại chất béo theo dinh dưỡng hiện đại

Có hai loại chất béo là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Thành phần chính của tất cả các loại chất béo là axit béo, quyết định bản chất của chất béo.

Axit béo này có thể bão hòa với một liên kết nguyên tử đơn lẻ, hoặc không bão hòa với một liên kết đôi tối thiểu giữa tất cả các nguyên tử axit béo.

Trái với niềm tin chung rằng chất béo bão hòa không lành mạnh cho cơ thể con người, các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng cho biết nên bổ sung cả hai loại chất béo trong chế độ ăn hàng ngày.

Các chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không bão hòa đa (PUFA) thường được gọi là chất béo tốt, có lợi cho sức khỏe.

Các chất béo không bão hòa đa được phân loại thành hai nhóm Omega-3 và Omega-6, các axit béo thiết yếu đối với sức khỏe. Các loại rau, quả hạch, trứng và các loại cá biển như cá mòi, cá thu và cá hồi cung cấp một lượng lớn các chất PUFA.

Một số các chất béo không bão hòa được gọi là chất béo chuyển hóa là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Trên thực tế, nó không phải là một chất béo tự nhiên và được tạo ra do sự hydro hóa của các sản phẩm thực phẩm tự nhiên. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế thực phẩm chứa các chất béo chuyển hóa.

Sự khác biệt cơ bản giữa chất béo bão hòa và không bão hòa

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa có mật độ dày vì các hạt chất béo này được nhóm chặt chẽ lại với nhau. Những chất béo này chủ yếu tồn tại ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.

Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò và thịt cừu là những nguồn chất béo bão hòa phổ biến nhất. Chất béo bão hòa cũng có sẵn trong một số sản phẩm sữa như bơ, sữa nguyên chất, pho mát, sô-cô-la và dầu dừa.

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa làm tăng mức độ cholesterol- LDL hay cholesterol xấu, thường dẫn đến đau tim, đột quỵ não và tiểu đường. Chất béo bão hòa là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch. Do đó, chế độ ăn hàng ngày chỉ nên bổ sung dưới 20 gram (gm) chất béo bão hòa.

Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể được lưu trữ trong một thời gian lâu hơn. Do đó, hầu hết các thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp đều chứa lượng lớn chất béo bão hòa giúp tăng tuổi thọ của các mặt hàng thực phẩm đó.

Vì vậy, bạn nên hạn chế thức ăn giàu béo bão hòa để đảm bảo sức khỏe tốt, đặc biệt là trẻ em, người già và bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cholesterol cao và bệnh tim.

Chất béo không bão hòa

Các hạt chất béo không bão hòa không liên kết chặt chẽ với nhau, do đó các chất béo này thường ở trạng thái lỏng, ngay cả ở nhiệt độ tối ưu.

Tất cả các loại dầu ăn, như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu tương, dầu quả óc chó, dầu lạc và dầu cá là những nguồn chất béo không bão hòa tốt nhất. Hạt điều, hạt cây gai dầu và nhiều loại cá biển cũng cung cấp loại chất béo này.

Chất béo không bão hòa có hai loại là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, đều giúp giảm mức cholesterol xấu, tang cường cơ bắp và chống lại các bệnh tim mạch, cũng như giúp tăng lượng cholesterol-HDL hay cholesterol tốt.

Chế độ ăn hàng ngày nên chứa 50 gm chất béo không bão hòa, giúp đáp ứng nhu cầu của chất béo trong cơ thể.

Việc bổ sung các axit béo không bão hòa được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Do đó, cân bằng lượng chất béo bão hòa và không bão hòa giúp duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

MỚI - NÓNG