Thảo luận Luật ngân sách nhà nước sửa đổi:

Có khoản chi làm nản lòng dân

Có khoản chi làm nản lòng dân
TP - Ngày 29/10, thảo luận tại tổ về dự án Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) sửa đổi, ĐBQH cho biết có những khoản chi làm nản lòng dân. Đồng thời nhấn mạnh, cần siết chặt kỷ cương, những đơn vị, cá nhân làm thất thoát ngân sách phải bị xử lý nghiêm.

Phân tích bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nhận xét: Ngân sách gắn chặt với sức khỏe các doanh nghiệp và thể hiện bức tranh phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dễ nhận thấy đó là những khiếm khuyết, vi phạm ngân sách chưa giảm, trong khi chưa có sự thống nhất, khuyến khích các địa phương tăng các nguồn thu. “

Sửa đổi Luật phải gắn chặt với tinh thần Hiến pháp, các khoản thu chi NSNN phải được dự toán theo luật định, phải được quản lý thống nhất. Những địa phương được nhận hỗ trợ ngân sách trung ương phải có sự giám sát chặt chẽ. Vai trò của Quốc hội phải được nâng cao hơn trong việc tham gia vào quá trình làm dự toán, quyết toán ngân sách, chứ không phải giao hết cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội” - đại biểu Ngân kiến nghị.

Mặt khác, Luật lần này phải gắn với quản lý nợ công, bội chi đề xuất phải theo thông lệ quốc tế. Để công khai và giám sát NSNN, các dự toán phải gửi trước cho ĐBQH để giám sát, nếu Quốc hội không làm được là có lỗi với dân.

Cũng theo đại biểu Ngân, chi đầu tư phát triển, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, hiện nay có những khoản rất lãng phí, không hàm chứa yếu tố sẽ phát triển. Thậm chí có những khoản chi còn làm nản lòng dân, như chi xây dựng trụ sở hành chính. “Ở một số nơi, dân còn phải đi chân đất, nhưng trụ sở lại xây dựng quá to đẹp, dân không dám bước vào. Như thế, tự nhiên tạo ra rào cản, nên tôi nghĩ phải xem lại các khoản chi, chi phải mang tính chất đầu tư, phát triển” - đại biểu Ngân phát biểu.

Đề nghị siết chặt công tác kiểm toán, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) nói, nếu qua kiểm toán, đoàn sau phát hiện đoàn trước làm sai thì bản thân đơn bị kiểm toán phải chịu trách nhiệm, hậu quả. Đồng thời, người ký báo cáo kiểm toán phải chịu trách nhiệm để sai sót.

Tiêu xài lãng phí - chưa ai bị xử lý!

Một số đại biểu chỉ rõ, chi ngân sách ở nước ta hiện nay rất lãng phí, tùy tiện. Dẫn chứng đi thăm một đất nước, cuối tháng 12 người ta không thể mời mình bữa cơm vì không có ngân sách. ĐB Trần Du Lịch cho rằng, ta thì ăn nhậu vô tội vạ, rồi quyết toán được cả. “Không thấy ở đâu tiêu ngân sách tiền tùy tiện như chúng ta” - đại biểu Lịch noi.

Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) kiến nghị, luật cần quy định cơ chế công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách. Ngân sách phải được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Muốn vậy phải bổ sung chế tài trong luật. “Mỗi lần thông qua ngân sách thấy còn nhiều hạn chế, thậm chí gây lãng phí thất thoát, nhưng chưa thấy xử lý được trách nhiệm. Có nhiều dự án từ khái toán đến khi thực thi đội vốn đôi ba lần mà không có ai chịu trách nhiệm gì. Luật phải quy định chặt chẽ hơn vấn đề này” - đại biểu Dung nêu ý kiến.


Về minh bạch ngân sách, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, quyền thu thuế của nhà nước nhưng người dân phải biết được nhà nước sử dụng tiền đó như thế nào. Chi tiêu ngân sách phải rất công khai, minh bạch, cần khắc phục những bất cập của luật hiện hành: nội dung, phạm vi, hình thức công khai, trách nhiệm công khai phải rõ ràng.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.