Các chuyên gia da liễu đều đồng tình rằng clo rất hiệu quả trong làm sạch bể bơi, đảm bảo bể bơi an toàn nhờ khả năng khử trùng (phá hủy bề mặt vi khuẩn và vi rút), tuy nhiên, chúng cũng ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta:
Gây khô da
Bể bơi là nơi lý tưởng để “đánh bay” cái nóng và làm mát cơ thể. Nhưng không phải ở trong nước là làn da không mất nước. Clo vốn gây khô da và đó là lý do vì sao một số người nhận thấy da của họ ngứa ngáy và mẩn đỏ.
“Clo gây khô da nặng nề. Do đó điều quan trọng là phải tắm ngay sau khi ra khỏi bể bơi”. TS. Debra Jaliman, Phát ngôn viên của Viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết.
Cô cũng khuyên nên bôi kem dưỡng ẩm thay vì các loại tinh dầu để “tẩy” clo khỏi da hoàn toàn.
Khiến tóc khô, dễ gãy
Cũng như da, clo gây khô tóc. Ngâm tóc trong nước clo có thể gây hại cho mái tóc bạc.
TS. Adam Friedman, chuyên da da liễu và là Trưởng khoa Da liễu, trường Y khoa George Washington cho biết clo cũng làm tóc dễ gãy.
Theo giải đáp trên web của ĐH Columbia, clo sẽ tách dầu ra khỏi tóc, làm cho các biểu bì tóc thiếu sự kết dính, hậu quả là lớp vỏ ngoài của tóc không được bảo vệ, dễ dàng tách rời, tạo ra các đứt gãy”.
Đặc biệt, những người nhuộm tóc cần hết sức thận trọng khi xuống bể bơi. Tuy nhiên, theo Friedman, không phải là clo mà là chất đồng trong hồ bơi sẽ làm tóc chuyển màu xanh.
Clo vẫn là chất làm sạch bể bơi được chuyên gia tín nhiệm
Tuy nhiên, theo TS. Ali Hendi, một chuyên gia da liễu ở Chevy Chase, Maryland (Mỹ), những rủi ro về da và tóc không là gì so với nguy cơ nước bẩn.
“Không sử dụng clo, các mầm bệnh, trong đó có nhiễm trùng da mãn tính sẽ phát triển mạnh trong nước bể bơi. Điều này cũng đồng nghĩa clo sẽ diệt cả những vi khuẩn thông thường, vốn gây mụn trứng cá ở người chăm bơi lội”, TS Friedman cho biết.
Còn trưởng khoa Da liễu, GS David J. Leffell khẳng định: chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho thấy clo gây ra các nguy cơ sức khỏe và clo đến giờ vẫn là chất hiệu quả trong làm sạch và tạo sự an toàn cho bể bơi.