Chuyên gia nhận định về Đề thi THPT quốc gia 2019

Nhiều học sinh, giáo viên thấp thỏm vì không biết đề thi năm nay sẽ thay đổi ra sao.
Nhiều học sinh, giáo viên thấp thỏm vì không biết đề thi năm nay sẽ thay đổi ra sao.
TP - Cho rằng, đến thời điểm này, kỹ thuật làm đề và chuẩn hoá để có ngân hàng đề thi chuẩn không kịp, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) đặt câu hỏi Bộ Giáo dục lấy gì đảm bảo đề thi không quá dễ và không quá khó?

Kỳ thi THPT quốc gia 2016-2017 đề thi được nhận định là quá dễ khi thí sinh có cơn mưa điểm 10. Ngược lại kỳ thi THPT quốc gia 2017-2018, đề thi lại phân hóa cao, có nhiều câu khó hơn mức thông thường. Mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, năm 2019 đề thi không phục vụ mục tiêu “2 trong 1” mà phục vụ chất lượng dạy học THPT. Theo đó, trong kỳ thi tới sẽ điều chỉnh một số vấn đề, đặc biệt là bổ sung ngân hàng câu hỏi thi để làm cơ sở xây dựng đề thi phù hợp. 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, Để có cơ sở dạy và học, bộ cần xây dựng đề minh họa càng sớm càng tốt. Ví dụ đề có 4 cấp độ gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao thì học sinh cần biết để đạt được 5 điểm, những câu hỏi đó ở mức độ nào. Ngược lại, phần vận dụng thấp, vận dụng cao sẽ được xử lý thế nào trong đề mẫu, từ đó có hướng ôn tập.

Một giáo viên dạy toán ở trường THPT tại Hà Nội chia sẻ tâm trạng cả học sinh lẫn giáo viên hoang mang vì không biết đề thi năm nay sẽ thay đổi ra sao. Giáo viên các môn khác hiện cũng chưa có định hướng.  

Thầy Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia rất quan trọng đối với học sinh. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, dù chưa biết đề thi năm nay sẽ thay đổi như thế nào nhưng trường vẫn giao giáo viên ôn tập cho học sinh dựa trên bộ đề của năm trước nhưng bỏ đi những câu hỏi khó. Khi có đề minh họa, giáo viên sẽ xây dựng đề dựa trên cấu trúc đó thì học sinh sẽ học chuẩn hơn. 

Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ vẫn còn nhiều băn khoăn. Bởi vì, đến thời điểm này, kỹ thuật làm đề và chuẩn hoá để có ngân hàng đề thi chuẩn không kịp nữa rồi. Vì lấy đâu ra học sinh cuối lớp 12 để thử nghiệm, phân tích trắc nghiệm rồi chuẩn hoá đề thi... “Vậy Bộ lấy gì đảm bảo đề thi không quá dễ và không quá khó?”, TS Vinh đặt câu hỏi. 

TS Vinh nhấn mạnh, việc thử nghiệm bộ đề rất quan trọng để đảm bảo các câu trắc nghiệm không quá khó hoặc quá dễ đối với thí sinh lớp 12 trải ở khắp các vùng miền khác nhau của đất nước. Về ngân hàng đề thi bây giờ mang đi chuẩn hoá không có mẫu học sinh học xong chương trình lớp 12 để thử nghiệm. Chả lẽ, thời điểm này Bộ sẽ  thử nghiệm trên đối tượng vừa ở lớp 11 vào được ít tháng, khi chưa hoàn thành học kỳ I của lớp 12. Nếu như vậy, sẽ không cho kết quả chính xác về độ thử nghiệm. TS Vinh cho rằng, việc thực nghiệm đề thi lẽ ra phải có kế hoạch dài hơi,  làm ở các năm trước nữa thì giờ mới có ngân hàng câu hỏi đảm bảo hơn. 

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.