Tách thi THPT thành 2 phần: Đề thi cần chuẩn hóa

TPO - Liên quan đến đề xuất tách kỳ thi THPT quốc gia thành hai phần, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học cho rằng Bộ GD&ĐT phải tập trung hoàn thiện quy trình làm đề thi để đề thi phải được chuẩn hóa.  

Trong buổi tọa đàm trực tuyến "Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra", TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia nên tách thành 2 phần đề dùng để tốt nghiệp THPT và phần thi đại học.

Đề thi chưa được chuẩn hóa

TS Quách Tuấn  Ngọc cho biết, tại cuộc làm việc của Bộ GD& ĐT với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa qua, chúng tôi có đề xuất: Chúng ta nên gọi là kỳ thi “2 trong 1 buổi”. Tức là chúng ta phải có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Học sinh nào không có nhu cầu thi đại học cho ngồi riêng, thi xong được nghỉ. Còn học sinh nào thi đại học, sẽ tiếp tục làm bài. Phần thi đại học phải do đại học chủ trì. 

Chia sẻ về đề xuất này, TS Lê Viết Khuyến-  nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)  hoàn toàn ủng hộ. Trước băn khoăn, sang năm nên tổ chức thi thế nào để tránh “vết xe đổ” của năm nay khi đề quá khó, hay xảy ra các gian lận trong sửa điểm như ở Hà Giang?, TS Khuyến cho rằng, cần phải cải tổ đầu tiên là việc làm đề thi.

Cũng theo ông Khuyến, Bộ GD&ĐT cần rút kinh nghiệm trong việc làm đề thi. Hiện nay, hướng đi là đúng nhưng kĩ thuật đề thi còn chưa hoàn thiện để đề thi gọi là chuẩn hóa. 

“Đề thi chuẩn hóa là đề thi năm nay và năm sau là tương đương nhau chứ không có chuyện năm ngoái dễ quá, năm nay khó quá nên kết quả thi năm ngoái là không thể dùng chung được”- ông Khuyến đề xuất.

Hiện nay, dù Bộ đã gọi là kì thi tiêu chuẩn hóa nhưng chưa đạt yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo theo tiêu chuẩn hóa.

Cũng theo ông Khuyến, để làm kì thi tiêu chuẩn hóa thì đề thi phải đảm bảo hai mục tiêu: đề thi ở phần 1 phải xét tốt nghiệp THPT và ở phần 2 đảm bảo căn cứ xem xét dựa vào kết quả đó xét ĐH .

“50% câu hỏi phần thứ nhất thì phải bám sát vào chuẩn đầu ra của môn thi trong chương trình Bộ công bố.  50% câu hỏi phần thứ 2 ở mức độ khó hơn và phải đạt theo phân bố chuẩn- đó là hình chuông úp xuống, cân đối hài hòa cả hai bên. Nếu đều thi đảm bảo phân bố chuẩn như vậy thì đề thi phải phân hóa rất cao”- ông Khuyến nói.

Ông Khuyến cũng nhấn mạnh, để đạt phân bố chuẩn thì các câu hỏi đưa vào phải lấy từ ngân hàng câu hỏi, ngân hàng câu hỏi phải được xây dựng từ câu hỏi được thử nghiệm trên chính người học, để phân biệt độ khó- dễ khác nhau sau đó ma trận câu hỏi sẽ chọn đưa vào bài thi.

Cũng theo ông Khuyến, đề thi năm 2018 đã chuẩn hay chưa thì nhìn vào phổ điểm năm nay cũng biết. 

“Có môn Ngoại ngữ, môn Sử, định phổ thấp lè tè, gần 80% dưới trung bình nhưng có môn như giáo dục công dân gần 80% trên trung bình, định phổ 7-8 điểm, cao chót vót. Điều này, có thể thấy môn Ngoại ngữ, Sử có thể cao hơn chuẩn đầu ra của môn học và các môn giáo dục công dân có dấu hiệu nhẹ hơn chuẩn đầu ra”- ông Khuyến chỉ ra.

Vì thế, theo ông Khuyến, ngân hàng câu hỏi càng nhiều, thì mới có đề thi phân bố chuẩn. Đề thi làm ít, một số làm vội vàng thì khó có sự phân bố chuẩn.

Tuy nhiên, theo ý kiến ông Khuyến, không nên tuyệt đối hóa hoàn toàn về đề thi: “Đề thi này dựa vào xét tuyển đại học chỉ hợp với các trường top giữa. Với những trường, ngành top trên. Ví dụ, vào ngành Bác sĩ đa khoa, 28 điểm chưa biết được đỗ hay không thì theo điều 354 của Luật Giáo dục, các trường phải thêm bài thi nữa do trường ra. Và dựa vào kết quả của kì thi THPT quốc gia chỉ là điều kiện sơ tuyển, sơ khảo và kết quả cuối cùng phải dựa vào kết quả kì thi ở trường”- ông Khuyến nhấn mạnh. 

Chấm thi theo cụm hay để địa phương lo?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, để khắc phục những tồn tại của kỳ thi năm nay, cần bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra. 

“Đặc biệt chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình, giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương mình, để đảm bảo khách quan”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Hiện nay, chấm điểm thi THPT Quốc gia được Bộ GD&ĐT giao cho các Sở GD&ĐT chủ trì. Theo đó, 63 tỉnh, thành sẽ chấm thi riêng rẽ dưới sự giám sát của thanh tra và PA 83. 

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nếu việc tuyển sinh hay công tác chấm thi lại đưa về cụm làm thì cũng gây thêm phiền phức cũng như tốn kém mà chưa chắc đã giải quyết được tận gốc vấn đề. 

Vì vậy, theo TS Khuyến là cần trao quyền tự chủ cho các địa phương và phải tăng cường trách nhiệm giải trình.

Tự chủ biểu hiện ở chỗ, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và khi xảy ra sự việc thì người đứng đầu đó phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Ngoài ra, ông Khuyến cũng đề xuất, việc chấm thi cần phải chấp nhận giám sát xã hội chứ không chỉ là giám sát nội bộ như hiện nay.

“Những năm trước vẫn có đầy gian lận chứ không phải bây giờ mới có. Vì do được “đóng cửa bảo nhau”, bưng bít nên không xã hội không biết. Nếu cứ công khai hóa như năm nay như việc công khai phổ điểm thì xã hội mới phát hiện ra gian lận ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đấy thôi”- Ông Khuyến nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.