Chuyên gia hiến kế phục hồi kinh tế xã hội cho TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội thảo
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội thảo
TPO - Tại Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 2022-2025" vừa diễn ra, các chuyên gia đã nêu ra một số giải pháp cho lãnh đạo TPHCM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất.

Sáng 16/10, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã chủ trì Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 2022-2025”.

Tham dự Hội thảo có nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo UBND TPHCM cùng các chuyên gia, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố.

Hội thảo nhằm nhận diện, dự báo các thách thức, rủi ro ảnh hưởng đến các động lực tăng trưởng của TPHCM, từ đó xây dựng các giải pháp mang tính đột phá, tạo đà phát triển trong thời gian tới, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau thời gian bị tác động bởi đại dịch COVID-19.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chia sẻ, TPHCM chưa bao giờ gặp khó khăn và chịu tác động nặng nề do đại dịch COVID-19 như thời gian vừa qua. Hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng đã cơ bản được kiểm soát. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, TPHCM cần xây dựng các kế hoạch có lộ trình, kịch bản để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

"Tiến hành song song phục hồi kinh tế xã hội và phòng chống dịch là rất khó, Thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội từ nay đến năm 2025", ông Mãi cho biết.

Chủ tịch Phan Văn Mãi đặt ra 3 vấn đề chính cần tập trung thảo luận.

Ông đề nghị các chuyên gia nhận diện, đánh giá xu hướng, diễn biến dịch cùng những tác động tích cực, tiêu cực đối với kinh tế thế giới, cả nước và TPHCM.

Chuyên gia hiến kế phục hồi kinh tế xã hội cho TPHCM ảnh 1

Các chuyên gia hiến kế cho lãnh đạo TPHCM phòng chống dịch và khôi phục kinh tế xã hội

Bên cạnh đó, Chủ tịch TPHCM mong các chuyên gia đưa ra những phương án giúp TPHCM giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí trong mối tương quan giữa các thành phố trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, các chuyên gia cần vạch ra kế hoạch nhằm duy trì, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu được đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XI.

"Các chuyên gia cần phân tích rõ trước những tác động của đại dịch, TPHCM làm thế nào để đạt được các mục tiêu này, hoặc phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu hay những điều chỉnh cần thiết để ban soạn thảo ghi nhận. Cố gắng trong tháng 10 hoàn thiện xong dự thảo để báo cáo HĐND TPHCM vào kỳ họp cuối năm", ông Mãi yêu cầu.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, trong 15 ngày, Viện đã xây dựng đề cương chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, tổ chức các tọa đàm để tiếp thu ý kiến của các chuyên gia. Trong 10 ngày, các chuyên gia đã gửi hơn 180 trang sáng kiến, kiến nghị, giải pháp giúp TPHCM khôi phục những đứt gãy do tác động của dịch COVID-19, trong đó 14 tham luận rất có giá trị.

Các chuyên gia hiến kế cho TPHCM những giải pháp đột phá để sớm khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, nhằm thực hiện được cao nhất các mục tiêu đặt ra tại Đại hội Đảng TPHCM lần thứ XI.

Các tham luận còn đề cập đến tính cấp thiết tăng cường năng lực y tế cơ sở, trong đó vai trò mạng lưới bác sĩ gia đình. Vấn đề thứ ba là xác lập đối tượng chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho ba đối tượng gồm người trưởng thành, trẻ em và nhóm yếu thế tại TPHCM trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết các tham luận gửi đến hội thảo tập trung vào 4 nội dung gồm lao động, việc làm; thu nhập, chi tiêu; sức khoẻ cộng đồng; văn hoá - giáo dục, xã hội và nổi lên một số vấn đề lớn, trong đó, vấn đề miễn dịch cộng đồng để sống chung an toàn và bền vững với COVID-19 được các chuyên gia đặt ra cùng với một số kiến nghị nhằm phục hồi kinh tế bao gồm tuân thủ quy tắc phòng, chống dịch bệnh, xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế, trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp; xây dựng mạng lưới giám sát dịch tễ, đánh giá mức độ miễn dịch của người lớn tuổi.

Các tham luận tại hội thảo đã đề xuất nghiên cứu thành lập Trung tâm phản ứng Chăm sóc sức khoẻ tinh thần sau đại dịch (Center for Better Mind - CBM) để chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đề xuất mô hình tiếp cận chăm sóc sức khoẻ tâm thần theo 3 mức độ: Các dịch vụ phòng ngừa phổ quát cho nhóm có nguy cơ thấp - các dịch vụ phòng ngừa mục tiêu cho nhóm nguy cơ trung bình - các dịch vụ chỉ định can thiệp chuyên sâu cho nhóm nguy cơ cao.

Ngoài ra, công tác xây dựng nhà ở giá rẻ cho công nhân, người lao động cũng được đề cập trong nhiều tham luận. Đây cũng là vấn đề bức thiết và cấp bách, được đặt ra hiện nay sau đại dịch.

MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.