> Cách đơn giản phòng, chữa bệnh táo bón
Theo thống kê chuyên ngành, rò hậu môn là bệnh thường gặp ở vùng hậu môn, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Bệnh này tuy không nguy hiểm chết người nhưng có thể kéo dài nếu không được điều trị và gây khó khăn, phiền phức, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh là hậu quả của nhiễm khuẩn khu trú ở hậu môn. Sự nhiễm khuẩn này tạo thành áp xe cạnh lỗ hậu môn, hoặc hóa mủ rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn, và thường diễn tiến theo hai giai đoạn. Khi áp xe (giai đoạn cấp tính) không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn đến rò hậu môn (giai đoạn mạn tính).
Khoảng 50% bệnh nhân áp xe hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và diễn tiến thành rò hậu môn. Vi khuẩn thường gặp là vi khuẩn đường ruột, có trường hợp do vi khuẩn lao. Ngoài ra, bệnh còn do nhiều nguyên nhân khác như nấm, ung thư vùng hậu môn trực tràng, sau xạ trị vùng chậu, ung thư bạch huyết, rò bẩm sinh hoặc rò sau chấn thương vùng tầng sinh môn.
Bệnh nhân thường đến bệnh viện khi bệnh đã biến chứng với các dấu hiệu rò dịch hoặc mủ ở cạnh hậu môn. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu, người ta chia ra 5 loại điển hình của bệnh: rò dưới niêm mạc, rò liên cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt.
Đối với bệnh rò hậu môn, phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất là phẫu thuật. Cho tới nay, tại các bệnh viện có chuyên khoa, có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được áp dụng điều trị. Mục đích của phẫu thuật là cắt đường rò hoặc xẻ để mở đường rò bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo các túi mủ ở bên trong.
Bạn cũng không nên quá lo lắng, vết thương sẽ lành sau một tuần lễ. Cũng có thể sau vài tháng tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn đỡ khó chịu ở giai đoạn hậu phẫu. Sau 24 giờ, bệnh nhân đã có thể tắm bình thường. Đối với đường rò đơn giản, sau phẫu thuật, bạn có thể chỉ phải nằm viện 2 đến 3 ngày.
Một số trường hợp sau khi phẫu thuật có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn gây khó kiểm soát việc đi tiêu. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp.
Bạn cũng nên để ý chế độ ăn uống trong quá trình trước và sau khi làm phẫu thuật. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.
Mọi thắc mắc xin gửi về email suckhoe@baotienphong.com.vn |