Chưa có ai bị xử lý vì lò mổ lậu tràn lan!

Ông Nguyễn Huy Đăng.
Ông Nguyễn Huy Đăng.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong về tình trạng hoạt động của hàng trăm lò giết mổ lậu trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trách nhiệm quản lý chính thuộc về UBND các xã phường.

Ông Đăng cho hay: Tình trạng giết mổ lậu gia súc trên địa bàn thành phố dư luận hết sức bức xúc từ 4 năm trở lại đây. Thành phố hiện nay có khoảng 11 -12 cơ sở giết, mổ tập trung (bán công nghiệp) và có khoảng hơn 1.000 cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ. 

Vừa qua Sở NN&PTNT đề xuất di chuyển cơ sở giết, mổ nhỏ, lẻ đặc biệt là tại các quận nội thành. Yêu cầu tất cả các lò giết mổ nhỏ lẻ tại quận, huyện nội thành phải chấm dứt hoạt động. Hiện nay vẫn còn một số điểm giết mổ như Yên Nghĩa (Hà Đông), La Khê (Hà Đông), một số điểm ở Từ Liêm chưa di dời. Tới đây Sở sẽ yêu cầu tiếp tục chuyển đi.

Thành phố đã có nhiều biện pháp nhưng vì sao hàng trăm lò mổ lậu vẫn mặc sức tung hoành, thưa ông?

Hà Nội hiện có 6 cơ sở giết, mổ công nghiệp trước đây chủ yếu sản xuất sản phẩm xuất khẩu đi một số nước như: Nga, Hồng Kông,... Sau đó các nước này đều đã cắt hợp đồng dẫn đến khó khăn. 

An toàn thực phẩm sẽ được đảm bảo hơn nếu có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn vì phải có quy trình khép kín như vùng nguyên liệu, trang trại và nhà máy, gắn với chế biến để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ngoài giết mổ bán thịt rồi còn phải gắn với bán xúc xích, lạp sườn; vừa bán thịt tươi, vừa bán thịt đông lạnh.

 Vừa qua các lò mổ của chúng ta chủ yếu là bán thịt tươi, bán nội địa. Tuy nhiên các lò giết mổ công nghiệp gặp khó khăn vì thực tế hiện nay người dân có nhu cầu chủ yếu là thịt tươi, còn nhu cầu thịt đông lạnh lại rất ít. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cơ sở giết mổ này chỉ đáp ứng được từ 20 - 30 % nhu cầu, hoạt động cầm chừng.

Lò mổ nhỏ lẻ vẫn hoạt động vì khó khăn lớn nhất hiện nay là đất đai để di chuyển các cơ sở giết mổ. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở tập trung giết, mổ. Thành phố đã hỗ trợ kinh phí để di dời một số cơ sở giết mổ tại huyện Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Oai. Nguyên nhân dẫn đến các lò giết mổ lậu vẫn còn nhiều đó là vì vai trò quản lý của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế.

Đã có bao nhiêu lãnh đạo xã phường bị xử lý vì “lờ” đi các lò mổ lậu, thưa ông?

Trước kia, cứ nghĩ an toàn thực phẩm phải thuộc về các cơ quan chuyên môn như Nông nghiệp, Công thương,... nhưng quên mất vai trò của chính quyền. Quản lý những cơ sở giết, mổ phải là ở chính quyền cơ sở. Chúng tôi rất mừng vừa qua Thủ tướng có chỉ thị giao trách nhiệm cho chính quyền các cấp về an toàn vệ sinh thực phẩm trong đó có vấn đề giết mổ. Chủ tịch xã, phường phải có trách nhiệm trong vấn đề giết mổ.

Về việc xử lý cán bộ, theo tôi được biết từ trước đến nay chủ yếu là nhắc nhở, trao đổi mà chưa quyết liệt trong quy trách nhiệm.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.