Chú ý bài toán quy hoạch sử dụng đất hiệu quả

Chú ý bài toán quy hoạch sử dụng đất hiệu quả
TP - Tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số là tiền đề then chốt đảm bảo an ninh quốc phòng bền vững - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định trong chuyến thăm và làm việc với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk từ 15 đến 18- 3.

Làm việc tại Tây Nguyên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Chú ý bài toán quy hoạch sử dụng đất hiệu quả

>Cắt đất dự án treo làm đất tái định canh

Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian đến thăm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con từ các xã biên giới vùng sâu vùng xa như Mô Ray - huyện Sa Thầy- Kon Tum; Ia Nan - Đức Cơ - Gia Lai, thăm và làm việc với các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn như Binh đoàn 15, đồn biên phòng 707, đồn biên phòng 723, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, thăm và tặng quà cho một số gia đình chính sách, đồng bào nghèo ở Tây Nguyên…

Làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kon Tum và Gia Lai, Chủ tịch nước biểu dương các thành tích mà cán bộ, nhân dân các địa phương đã đạt được về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong thời gian qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng, Nhà nước kiên trì mục tiêu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực cả nước. Đảm bảo tốt cả về hệ thống chính trị, kinh tế, đời sống xã hội, an ninh quốc phòng. Cải thiện đời sống của người dân là một thách thức lớn đối với các cấp chính quyền bởi đồng bào vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương còn nghèo. Các tỉnh Tây Nguyên cần quan tâm đến bài toán quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, bố trí những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thâm canh tăng năng suất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh yếu tố chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là việc xóa các làng trắng Chi bộ Đảng. Cần quan tâm chăm lo đời sống, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là tiền đề then chốt đảm bảo an ninh quốc phòng bền vững.

Ngày 17 -3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự cuộc làm việc về dự án “Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia và mô hình nông thôn mới tích hợp liên hoàn” tại nhà máy cà phê Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột.

Dự án Cụm ngành cà phê quốc gia gồm có 3 phần: Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia; Mô hình nông thôn mới tích hợp liên hoàn; mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Eatul (huyện Cư-Mgar, tỉnh Đắk Lắk) mang tính chiến lược bền vững cho ngành cà phê Việt Nam, nhằm tạo ra 5-6 triệu việc làm mới, nâng mục tiêu gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê lên 20 tỉ USD, gấp gần 10 lần giá trị năm 2011.

Riêng mô hình mẫu EaTul có tổng số vốn đầu tư hơn 21 triệu đô la Mỹ trong thời gian 50 năm, đã được Cà phê Trung Nguyên phối hợp tập đoàn Orca (Israel) xây dựng 2.000 ha cà phê đạt tiêu chuẩn UTZ, áp dụng mô hình “tưới nhỏ giọt” cho 1.500 hộ nông dân, hỗ trợ xã phấn đấu đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Với năng lực tiêu thụ 14.000 tấn nguyên liệu mỗi năm để chế biến 20 mặt hàng của Trung Nguyên, ngay từ năm đầu tiên triển khai, dự án mẫu EaTul đã đảm bảo hiệu quả doanh thu và hỗ trợ phúc lợi nhiều mặt cho người dân trên địa bàn.

Chủ tịch nước đánh giá cao tính khả thi và hiệu quả của dự án mẫu EaTul, biểu dương Trung Nguyên đã mạnh dạn có những bước đi tiên phong trong triển khai dự án, thể hiện được tính cam kết đóng góp hữu hiệu của doanh nghiệp cho ngành nông sản Việt Nam.

Cuối tháng 3 này, nhà máy thứ năm mang thương hiệu Trung Nguyên có tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng tại Bắc Giang sẽ khánh thành, chuyên sản xuất cà phê hòa tan G7 để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.