Chủ tịch Masan chia sẻ chuyện 'học vật lý hạt nhân nhưng đi buôn mỳ gói'

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan
TPO - "Hôm qua bạn tôi hỏi, ông học về vật lý hạt nhân mà lại buôn mì gói là sao? Thực sự tôi không lựa chọn mì gói mà đó là lựa chọn của bối cảnh. Khi hầu hết người dân còn cần được ăn món gì đó "ấm ấm, lưng lửng bụng" thì chúng tôi làm mì gói", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan nói tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) sáng nay 24/4 tại TP HCM.

Học vật lý hạt nhân nhưng buôn mì gói

Trong một lần chia sẻ khi mới được Fobes vinh danh tỷ phú USD năm 2018 vào tháng 3 năm nay, Chủ tịch HĐQT Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, "Masan được thành lập không phải với mục tiêu để trở thành một tập đoàn kinh doanh tỉ đô và tranh thủ mọi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Masan được thành lập để theo đuổi lý tưởng - trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt".

Tại ĐHCĐ sáng 24/4, ông Quang kể: "Hôm qua bạn tôi hỏi tôi ông học về vật lý hạt nhân mà lại buôn mì gói là sao? Thực sự tôi không lựa chọn mà đó là lựa chọn của bối cảnh. Khi hầu hết người dân còn cần được ăn món gì đó "ấm ấm, lưng lửng bụng" thì chúng tôi làm mì gói. Cho đến ngày hôm nay, khi mọi người một gói mì nhiều chất hơn, có khoai tây, có thịt, thì chúng tôi có Omachi. Đó là cách Masan chọn khởi đầu và thực thi các công việc. Làm được điều gì đó tốt cho  bản thân bạn, gia đình, xã hội.

Ông Quang cũng nhấn mạnh: Chúng tôi đã chia sẻ điều đó với cổ đông và nhà đầu tư từ 3 năm trước, về động cơ và mục tiêu phải nâng cao năng suất lao động và xây dựng các nhãn hiệu mạnh. Điều đó không có gì là đặc sắc nhưng lùi lại để nhìn lại, nó chính là mô hình của Singapore - Đất nước đảo quốc có hơn 5 triệu dân, quốc gia có năng suất lao động cao. 

Ông Quang cho biết, các sản phẩm và dịch vụ của Masan trong suốt 23 năm đều đi theo lý tưởng này. Ông cũng đánh giá, Masan đã có một số sản phẩm và dịch vụ thật sự nâng cao đời sống hàng ngày của người tiêu dùng, một số khác thì chưa đạt được.

"Khi bạn có mục tiêu thực sự ý nghĩa, thì bạn còn cần tiếp tục trên con đường đó. Và vì thế bạn chỉ cần làm một việc: Keep Going... Nhưng trước khi tiếp tục, cần chắc chắn con đường đó ý nghĩa, giá trị lớn với công ty và đóng góp cho xã hội. Sự tiếp tục sẽ dần dần giúp mọi người hiểu lựa chọn của bạn", ômg chủ Masan chia sẻ.  

Mỗi người Việt đang chi trả 2 USD/tháng cho sản phẩm Masan

Vậy 5 năm tới tương lai của Masan ra sao? Theo ông Quang, 2018 là năm khởi đầu hành trình và Masan đang đi đúng hướng.

Theo ông Quang, 3 năm trước, ĐHCĐ Masan đã xây dựng mô hình nâng cao năng suất lao động và nhãn hiệu mạnh Nếu ở tầm cỡ quốc gia đó chính là mô hình của Singapore, dù chỉ có 5 triệu dân, bằng đảo Phú Quốc nhưng Singapore đang là quốc gia có năng suất lao động cao nhất thế giới. Ông Quang nhận định năm 2018 chỉ là năm khởi đầu hành trình và Tập đoàn vẫn đang đi đúng hướng.  

Theo giám đốc Daniel Le, giám đốc chiến lược của MSN. Năm 2018, mảng gia vị tăng trưởng 35% bất chấp khủng hoảng. Bất chấp một số khủng hoảng truyền thông, Masan vẫn đạt kết quả tăng trưởng 35% trong mảng gia vị, và chiếm hơn 65% thị phần toàn thị trường. Năm 2019, Masan đặt mục tiêu tăng trưởng mảng kinh doanh này ở mức chỉ trên 10%.

Masan cho biết mỗi người Việt đang trả 2 USD/tháng cho sản phẩm Masan. Và mục tiêu doanh nghiệp này đặt ra đến năm 2020, mỗi người tiêu dùng có thể chi thấp nhất 10 USD/tháng mua các sản phẩm của Masan.

Năm nay, tập đoàn Masan đặt mục tiêu mỗi người tiêu dùng Việt sẽ chi 19-21 USD/năm cho các sản phẩm của tập đoàn. Doanh thu mục tiêu của toàn tập đoàn là 1,9-2,1 tỷ USD, tăng trưởng 18-31% so với năm 2018.

Tuy nhiên, việc đưa ra kết quả tài chính đơn thuần không thể phản ánh được hết những gì Masan đang xây dựng. Vì sao MSN năm nay lại tiếp tục chủ đề “kepp going”? Theo ông Quang vấn đề là lý tưởng niềm tin 2 thập kỷ đi qua không hề thay đổi . "Cuộc sống sẽ tốt lên mỗi ngày, mỗi chúng ta mỗi ngày cũng sẽ làm tất cả để cuộc sống của mình ngày mai tốt hơn. Đó chính là động lực.", ông Quang nói.

Theo báo cáo HĐQT, kết thúc 2018, MSN đã đạt kết quả kinh doanh kỷ lục. Về tài chính, năm 2018, doanh thu thuần của Masan đạt 38.188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ công của công ty của hoạt động kinh doanh chính đạt 3.478 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2017.

Biên lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính đạt mức 9,1%. Masan Consumer (MCH) đặc biệt tiếp tục quay trở lại đạt mức tăng trưởng cao với mô hình xây dựng thương hiệu. Masan Resources có bước tiến lớn và đang tạo ra ảnh hưởng đáng kể trong ngành cung cấp Vonfram trên toàn cầu. Techcombank đã đạt kết quả tăng trưởng cao trong trong vòng 13 quý liên tiếp...nhưng đây mới chỉ là kết quả khởi đầu.

Masan Nutri-Science giảm tăng trưởng 25% cùng suy giảm chung của thị trường nhưng Masan tiếp tục đặt nền tảng và tin rằng ngành thịt sẽ có ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng

Công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2019, MSN cho biết: Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho Cổ đông Công ty (“NPAT post MI”) đạt mức 865 tỷ đồngtrong quý 1/2019, tăng 6,0% so với quý 1/2018, với biên lợi nhuận thuần sau thuế đạt mức 10,6%, tăng 74 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 4/2018, công ty trả 12,5 nghìn tỷ nợ gốc, giúp giảm 34,3% chi phí lãi vay quý 1/2019 góp phần tăng lợi nhuận công ty.  

"Giả định tỷ lệ sở hữu trong TCB trong quý 1/2018 giống như quý 1/2019, lợi nhuận thuần tăng 17%. Doanh thu quý 1/2019 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 8.160 tỷ VND. Ban Điều hành tin rằng sẽ đạt được doanh thu kế hoạch năm 2019.", tại đại hội đại diện MSN cho hay. 

MỚI - NÓNG