Chủ quyền biển đảo 'phủ bóng đen' cuộc hội đàm Nga - Nhật Bản

Hòn đảo Kunashiri, một trong số hòn đảo nằm trong quần đảo Kuril hiện vẫn tranh chấp suốt bảy thập niên qua giữa Nga và Nhật Bản
Hòn đảo Kunashiri, một trong số hòn đảo nằm trong quần đảo Kuril hiện vẫn tranh chấp suốt bảy thập niên qua giữa Nga và Nhật Bản
TPO - Cuộc hội đàm Nga - Nhật Bản dự kiến diễn ra vào ngày 22/1 để giải quyết mâu thuẫn lâu năm nhất trong lịch sử tranh chấp quốc tế, vốn đã kéo dài hơn 70 năm qua, đó là xác định chủ quyền thực sự đối với quần đảo Kuril, nằm giữa vùng biển của Nga và Nhật Bản.

Theo CNN, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này, trong đó trọng tâm là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Kuril. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã để ngỏ khả năng trao trả lại các hòn đảo cho phía Nhật Bản. Ông Lavrov đã từng khẳng định với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono rằng "Chủ quyền lãnh thổ không phải để đàm phán. Đây là lãnh thổ của nước Nga".

Trong khi người phát ngôn Duma Quốc gia Nga, đồng thời là Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Vladimir Zhirinovskii kêu gọi Nga phải tăng cường hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này, thậm chí tiến hành các cuộc diễn tập quân sự và đổ bộ lên quần đảo, thì Bộ Ngoại giao Nhật Bản luôn giữ vững quan điểm "các quần đảo tranh chấp là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản".

Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ có thể tiếp tục đàm phán với Nga nhằm giải quyết rõ ràng vấn đề chủ quyền tranh chấp với Nga, cũng như đạt được thỏa thuận hòa bình với Moscow, thêm vào đó phần nào gây sức ép rút lui lên lực lượng đồn trú Mỹ tại Nhật Bản, khi Washington thường hạn chế chạm trán trực tiếp Moscow.

Chính phủ hai nước Nga và Nhật Bản đã thúc đẩy tiến trình ký kết một thỏa thuận vào năm 1956, theo đó chấm dứt mọi hành động thù địch sau cuộc chiến tranh thế giới, song hai bên vẫn chưa đạt được Hiệp ước Hòa bình chính thức.

Truyền thông Nhật Bản nhấn mạnh, Thỏa thuận 1956 có điều khoản trao trả lại hai hòn đảo Shitokan và Habomai cho Nhật Bản, vốn là một ý kiến rất nhạy cảm tại Nga, bởi việc trao trả lại bất cứ phần lãnh thổ nào cho Nhật Bản đều sẽ gặp phải những phản ứng rất mạnh mẽ.

Suốt hơn bảy thập kỷ qua, quan hệ Nga - Nhật Bản nổi cộm với vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Kuril. Quần đảo Kuril, được Nga định danh là Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, đã được quân đội Liên Xô tiếp quản sau khi Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh năm 1945. Đối với Nhật Bản, để mất quần đảo Kuril là thất bại nặng nề, không khác gì thời điểm ký kết Hiệp ước Hòa bình để kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG