Chợ đen vũ khí lớn giữa lòng châu Âu

Bỉ là thị trường buôn bán súng phi pháp lớn tại châu Âu. Ảnh: Getty.
Bỉ là thị trường buôn bán súng phi pháp lớn tại châu Âu. Ảnh: Getty.
Những vụ tấn công khủng bố xảy ra ở châu Âu gần đây cho thấy thủ phạm đang tăng cường sử dụng các loại súng phi pháp, trong đó có súng tuồn từ nước Bỉ. Câu hỏi đặt ra liệu Bỉ có phải là điểm nóng nơi các phần tử khủng bố chuyên buôn bán các loại súng bất hợp pháp?

Trước đây, thiết bị nổ được coi là loại vũ khí được chúng lựa chọn nhiều, như trong các vụ đánh bom Madrid và London vào năm 2004 và 2005. Tuy nhiên, hiện giờ những kẻ tội phạm bắt đầu thay đổi chiến thuật, lợi dụng thị trường buôn bán súng phi pháp.

Những vụ tấn công gần đây, trong đó có vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Paris, cho thấy mối liên hệ giữa những khẩu súng được sử dụng có liên quan đến Bỉ.

Điểm nóng

Tất nhiên, giống như các quốc gia châu Âu khác, Bỉ cũng có thị trường súng chợ đen. Sự ra đời của các loại vũ khí phi pháp có liên hệ chặt chẽ với những tội ác nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là tồn tại thị trường súng chợ đen ở tất cả các thành phố lớn của châu Âu.

Tuy nhiên, Bỉ là một thị trường lớn do những đặc điểm riêng về vị trí địa lý cũng như lịch sử.

Nhiều thế kỷ qua, Bỉ là quốc gia sản xuất và xuất khẩu súng lớn. Hơn nữa, cho đến năm 2006, pháp luật Bỉ vẫn chưa chưa nghiêm cấm việc sử dụng súng. Điều này khiến Bỉ trở thành một trong những điểm nóng của châu Âu về buôn bán vũ khí, trong đó có cả những người vì mục đích xấu.

Mặc dù luật pháp của Bỉ hiện đã nghiêm khắc, cứng rắn hơn nhưng nước này vẫn bị coi là điểm nóng về buôn bán vũ khí.

Chợ đen vũ khí lớn giữa lòng châu Âu ảnh 1

Tay súng tấn công vào bảo tàng Do thái ở Brussels hồi tháng 5/2014 sử dụng một khẩu súng trường AK-47. Ảnh: BBC.

Nhập lậu từ các nước vùng Balkan

Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên khi một số thủ phạm của các vụ tấn công có tiền sử về bạo lực. Do thị trường súng chợ đen thường có liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới tội phạm nghiêm trọng, những mối liên hệ từ trước dựa trên sự tin tưởng đã giúp chúng có thể mua vũ khí một cách bí mật.

Đa số súng trên thị trường chợ đen là súng ngắn. Súng ngắn được đa số tội phạm sử dụng nhờ ưu điểm dễ cất giấu. Tuy nhiên, những năm gần đây, cảnh sát Bỉ cảnh báo, tình trạng sở hữu và sử dụng các vũ khí giống quân đội như AK-47 cũng được giới tội phạm sử dụng.

Tùy theo chủng loại và điều kiện của vũ khí, giá của một loại vũ khí trên thị trường chợ đen của Bỉ dao động từ 1.000 Euro dến 2.000 Euro.

Vũ khí hạng nặng trên thị trường chợ đen tăng chủ yếu do nhập lậu từ các nước vùng Balkan. Sau chiến tranh vùng Balkan những năm 1990, hàng trăm nghìn vũ khí quân đội đã rơi vào tay dân thường. Những vũ khí này sau đó được tuồn vào Đông Âu thông qua các hoạt động buôn lậu như cất giấu ở khoang sau ô tô.  Sau khi đã vượt qua biên giới, các vũ khí này có thể dễ dàng chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác trong khu vực tự do di chuyển Schengen.

Do đó đối phó với thị trường súng chợ đen đòi hỏi một giải pháp chung, không chỉ ở Bỉ mà phải ở quy mô toàn châu Âu. Giải pháp này sẽ gồm 3 yếu tố:

Thứ nhất, châu Âu cần có những khuôn khổ pháp lý mạnh, hài hòa về việc sở hữu súng hợp pháp. Quy định càng rõ ràng, cuộc chiến chống lại thị trường chợ đen càng hiệu quả.

Thứ hai, mọi người cần hiểu sâu sắc hơn vấn đề này. Nghĩa là, châu Âu cần hoạt động quản lý dữ liệu tốt hơn ở cấp quốc gia cũng như những nỗ lực hơn nữa trong trao đổi và phân tích dữ liệu trên quy mô toàn khu vực.

Ba là cần đẩy mạnh hoạt động, hợp tác giữa các cơ quan thẩm quyền quốc gia như các nhóm điều tra chung.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG