Chim, lợn và muỗi: Nguyên nhân chính gây bệnh viêm não Nhật Bản

Muỗi Culex Tritaeniorhynchus – trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Muỗi Culex Tritaeniorhynchus – trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Lợn và chim là những ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản. Muỗi là trung gian truyền bệnh hút máu động vật có chứa vi rút rồi truyền cho người khi đốt.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y) tế cho biết: Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Theo đó, chim là vật chủ quan trọng chứa virút viêm não Nhật Bản. Người ta phân lập được virút viêm não Nhật Bản từ nội tạng của chim hoang dã (chim liếu điếu, và một số loại chim khác), chim mang virút huyết kéo dài nhưng lại không biểu hiện bệnh, và nguồn lây nhiễm cho các loài muỗi trong thiên nhiên. Loài chim thiên di có thể lây truyền virút từ vùng này qua vùng khác.

Chim, lợn và muỗi: Nguyên nhân chính gây bệnh viêm não Nhật Bản ảnh 1

Vòng đời của virút viêm não Nhật Bản.

Qua điều tra giám sát về huyết thanh, hầu hết gia súc gần người như trâu bò, dê, cừu, chó, đều có thể nhiễm virút viêm não Nhật Bản, nhưng chỉ có heo (lợn), ngựa có biểu hiện bệnh, như viêm não ở ngựa, virút có thể qua nhau, nhiễm bào thai ở heo nái và gây thai chết, hoặc xẩy thai.

Tuy nhiên chỉ có heo là nguồn nhiễm virút huyết quan trọng truyền cho muỗi vì: Heo đẻ được nhiều lứa, tạo ra số lượng một quần thể heo cảm nhiễm mới. Luân chuyển thường xuyên mỗi 6 - 8 tháng. Chỉ số heo nhiễm virút trong tự nhiên cao hơn tất cá gia súc khác. Nhiễm virút máu ở heo thường cao nên dễ truyền virút qua muỗi.

Sau khi hút máu động vật có nhiễm vi rút, muỗi tìm nơi trú ẩn tiêu máu. Vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi trong vài ngày (tối đa 14 ngày) thì đủ khả năng truyền bệnh, nếu muỗi đốt hút máu người. Muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virut sang thế hệ sau qua trứng.

Virut thường phát triển nhanh trong cơ thể muỗi ở 27 - 30 độ C. Nếu dưới 20 độ C thì sự phát triển của virut dừng lại. Đó cũng là lý do tại sao bệnh thường xảy ra từ tháng 4 - 9 và đỉnh cao là vào tháng 6, tháng 7.

Ngày nay, người ta đã phát hiện được virút viêm não Nhật Bản ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansoni va Amergeres, trong đó có 2 loại C. Tritae, C. vishnui và vật chủ trung gian có khả năng truyền bệnh cao.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định muỗi Culex Tritaeniorhynchus là vật chủ trung gian chính lan truyền virút viêm não Nhật Bản tại Việt Nam. C. Tritae sinh sản tại mương máng, đồng ruộng ngập nước, về đêm muỗi cái ưa hút máu động vật có xương sống như gia súc, chim và cả người, sau đó bay tản phát đi xa.

Muỗi hút máu động vật là heo, chim trong thời kỳ nhiễm virút huyết, virút nhân lên trong muỗi với hiệu giá cao, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virút sang thế hệ sau qua trứng.

Hà Nội: Ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất nước

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung Ương, đến ngày 30/6 bệnh viện đã tiếp nhận 46 ca viêm não Nhật Bản tại 18 tỉnh, thành khu vực miền Bắc.

Số ca mắc nhiều nhất tại Hà Nội với 15 bệnh nhân, sau đó là Hải Dương 5 ca bệnh, các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm gần 85%.

Theo đó, ngành y tế Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng vắcxin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ em tới 14 tuổi. Đây là đề xuất hợp lý vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, nhưng vì không đủ vắcxin nên Chương trình tiêm chủng mở rộng mới chỉ áp dụng cho trẻ 1-5 tuổi là nhóm nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.

Trong tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã tiến hành 2 vòng tiêm cho trẻ từ 1-3 tuổi với tổng số gần 170.000 mũi tiêm. Đợt tiêm vét tiếp theo sẽ gộp vào ngày tiêm thường xuyên 4 - 5/7. 

Theo Theo Giáo Dục Việt Nam
MỚI - NÓNG