Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS

Trong số các máy bay tham chiến chống IS tại Syria, chiến đấu cơ AV-8B Harrier II là loại "độc nhất vô nhị" khi nó có khả năng cất hạ cánh như trực thăng.
Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 1

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời thông báo từ Hải quân Mỹ cho biết, nước này sẽ bắt đầu triển khai các phi đội chiến đấu cơ AV-8B Harrier II vốn thuộc lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ tham gia các đợt không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 2

Theo Hải quân Mỹ, những chiếc AV-8B Harrier II đầu tiên sẽ được triển khai trên tàu tấn công đổ bộ USS Kearsarge thuộc lớp Essex và chúng sẽ sớm được triển khai cho các chiến dịch không kích chống lại IS. Được biết trước đó các đơn bị không quân hải quân đầu tiên của Mỹ cũng đã bắt đầu tham gia các hoạt động quân sự chống IS tại Iraq vào hôm 17/11 và đa phần là được triển khai từ tàu tấn công đổ bộ USS Essex.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 3

Trong thời gian gần đây, Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu đang đẩy nhanh các hoạt động quân sự tại Iraq và Syria nhằm vô hiệu hóa IS trước hàng loạt hoạt động khủng bố mà chúng gây ra ở Trung Đông và Châu âu. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự các hoạt động quân sự chống IS của Washington vẫn còn mang tính hình thức và chưa đem lại kết quả nào đáng kể.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 4

Trong số các loại máy bay được Nga và các nước phương Tây sử dụng cho cuộc chiến chống IS thì chiến đấu cơ AV-8B Harrier II xếp hàng "độc nhất vô nhị". Theo đó, loại máy bay do hãng McDonnell Douglas chế tạo này được trang bị tính năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, và có thể cất cánh từ đường băng rất ngắn.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 5

Để làm nên điều kỳ diệu đó, trên AV-8B được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Roycer Pegasus với 4 vòi phun kiểm soát véc tơ (có thể quay đổi chiều) bố trí dọc 2 bên thân máy bay. Sự sắp xếp này trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống với vòi phun thường nằm ở đuôi. Ngoài 4 vòi phun chính, AV-8B còn được trang bị các vòi phun điều hướng cỡ nhỏ ở mũi, đuôi và đầu mút cánh để kiểm soát máy bay ở tốc độ thấp.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 6

Tuy nhiên, lợi thế này lại khiến AV-8B Harrier II không thể đạt được tốc độ siêu âm khi không chiến. Do đó nó không thể hoạt động như một mẫu tiêm kích đánh chặn, mà đáp ứng vai trò máy bay cường kích tấn công mặt đất dù có thể được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc tầm xa.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 7

Hiện tại, lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ sở hữu khoảng 110 chiếc AV-8B Harrier II và số máy bay này mới được nâng cấp để có thể tiếp tục hoạt động trong Hải quân Mỹ ít nhất cho đến năm 2020.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 8

AV-8B Harrier II được trang bị hệ thống vũ khí khá đa dạng gồm một pháo GAU-12 Equalizer 25mmm, hệ thống rocket phóng loạt LAU-5003 70mm, các loại tên lửa không đối không hoặc không đối đất. Và tất nhiên không thể thiếu các loại bom thông thường và bom dẫn đường thông minh. Với 6 giá treo vũ khí AV-8B Harrier II có thể mang theo tối đa 4,2 tấn vũ khí các loại.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 9

Do hầu hết đều phục vụ trên các tàu sân bay nên AV-8B Harrier II được thiết kế để có thể tiếp nhiên liệu trên không. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa khi cất cánh với đường băng là 14 tấn tuy nhiên con số này cất cánh thẳng đứng chỉ hơn 9,4 tấn. Điều này cho thấy nhiều mặt hạn chế của AV-8B Harrier II, tuy nhiên nó vẫn là sự lựa chọn không thể thay thế của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ hiện tại.

Chi tiết chiến đấu cơ độc nhất vô nhị tham chiến chống IS ảnh 10

Tốc độ bay tối đa của AV-8B Harrier II khoảng 1.083 km/h với tầm hoạt động 2.200km không cần tiếp nhiên liệu.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG