Chỉ 30-40% doanh nghiệp thuỷ sản đủ năng lực phục hồi sản xuất sau giãn cách

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu đã tỏ thái độ quan ngại cho rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh/thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; 30-40% DN không thể thực hiện đã phải ngừng sản xuất; số còn lại đã tạm dừng sản xuất, tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”.

Do DN không thể quy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị đùn ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm.

Tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng tăng 10-20% so với năm 2020 do các thị trường nhập khẩu trên thế giới đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 8/2021, dịch COVID-19 lan nhanh, toàn bộ các tỉnh Nam Bộ thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt, từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu… khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN.

Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu đã tỏ thái độ quan ngại cho rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.

Theo các DN được khảo sát, trường hợp DN được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau 15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng rất hạn chế. Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện nay vẫn rất cao tăng từ 2, 3 đến 10 lần và chưa có sự điều chỉnh phù hợp…

Chỉ 30-40% doanh nghiệp thuỷ sản đủ năng lực phục hồi sản xuất sau giãn cách ảnh 1

Chế biến tôm ở ĐBSCL. Ảnh: CK

Chỉ 30-40% DN đủ năng lực phục hồi sản xuất sau giãn cách

Theo VASEP, với những nhà máy thực hiện được phương án “3 tại chỗ” thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50%, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

Các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ là các địa phương có số lượng DN thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện “3 tại chỗ”.

Công nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các DN rất khó khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện phương án này. Ngoài ra, phát sinh rất nhiều chi phí trong khi công suất sản xuất giảm, do đó các DN không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ…

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 30-40% DN có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số DN còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài. Việc phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, khó khăn trong vận chuyển, DN bị mất khách hàng...

Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vắc xin nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, hoặc đã về quê, cách ly…

Về tiến độ tiêm vắc xin cho công nhân, theo kết quả khảo sát, tính tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vắc xin (mũi 1) cho công nhân thủy sản tại miền Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đạt trung bình 30-40%, chưa có DN nào được triển khai tiêm mũi 2…

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.