Chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện khác bắt buộc ra sao?

TP - Một số bạn đọc hỏi: Tôi đã tham gia đóng BHXH được 14 năm, trong đó có một nửa thời gian là tự nguyện. Vậy, sau này khi đủ tuổi hưởng lương hưu, chế độ hưu trí của tôi có khác gì người đóng BHXH bắt buộc không?

Trả lời: 

Điểm khác biệt duy nhất giữa lương hưu của người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là ở phần cấp bù của nhà nước khi nghỉ hưu mà đóng đủ 20 năm. Theo đó, người đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, nhưng khi nghỉ hưu, lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở, thì được ngân sách nhà nước cấp bù cho bằng mức lương cơ sở.

Trường hợp người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện, mà thời gian đóng BHXH bắt buộc không đủ 20 năm thì không được bù. Điều này do mức đóng BHXH bắt buộc cao hơn BHXH tự nguyện.

Do BHXH tự nguyện tính đóng theo tỷ lệ phần trăm trên lương và thu nhập hàng tháng của người lao động, trong khi BHXH tự nguyện đóng mức thấp nhất là bằng lương cơ sở (quy định từ năm 2014), hoặc bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn (từ năm 2016). Tức mức thấp nhất áp dụng hiện nay của BHXH tự nguyện là bằng 22% của 700 nghìn đồng mỗi tháng.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về chế độ BHXH, BHYT, BHTN xin gửi về địa chỉ Email: bhxhtraloi@gmail.com để được chuyên gia giải đáp.

MỚI - NÓNG