Chạy ngay đi, Covid – 19!

TPO - Những ngày này, diễn biến dịch Covid-19 là thông tin được quan tâm nhất. Dễ hiểu: chủng virus mới này đang là thảm họa với nhân loại. Hơn một tháng qua, nó đã làm 2.247  người tử vong; 76.684 người ở 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhiễm bệnh.

Cuộc chiến chống Covid-19 chắc chắc còn nhiều gian nan, không thể chủ quan. Đó nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Dù vậy, chúng ta không thể không vui mừng trước thông tin ngày 20/2, đã có 15/16 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam xuất viện sau 2 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Thông tin này thắp lên niềm hy vọng rằng: phải chăng, những ngày dịch u ám nhất sắp qua ở Việt Nam ?

Trong số các bệnh nhân xuất viện có bé gái N.G.L, 3 tháng tuổi, quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc – bệnh nhân nhi duy nhất được điều trị 9 ngày tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trải qua nhiều ngày vật lộn với dịch, giới y học thế giới đã nếm trải và thấy rõ Covid -19 đang thực sự thử thách ý chí, trí tuệ của cả nhân loại; cũng như thấy rõ, cuộc đấu với nó cam go, phức tạp thế nào.

Chẳng thế mà số người nhiễm bệnh, số người tử vong liên tục gia tăng, trong đó, có cả những bác sĩ dịch tễ hàng đầu Trung Quốc.

Chẳng thế mà, bất chấp những nỗ lực toàn cầu, tới nay, văcxin phòng chống Covid-19 vẫn còn phải chờ thêm thời gian.

Chẳng thế mà, tới thời điểm này, với những nhà lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm, Covid – 19 đang là nỗi ám ảnh lớn nhất,v.v...

 Điều trị bệnh nhân là người lớn đã khó. Điều trị một bệnh nhân sơ sinh 3 tháng tuổi, thể tạng yếu, mắc virus chủng mới, còn khó khăn hơn bội phần. Do chưa có thuốc đặc trị, các thầy thuốc Bệnh viện Nhi Trung ương chủ yếu căn cứ vào kinh nghiệm từ những đợt chống dịch trước đây, nhất là dịch Sars.

Dĩ nhiên, liên quan tính mạng con người, kinh nghiệm phải được vận dụng thận trọng ở mức cao nhất. Và họ đã thành công !

Bệnh nhân nhi đầu tiên khỏi bệnh – đó là niềm vui vô tận không chỉ của gia đình, người thân, mà còn là của đội ngũ y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị.

Chưa hết, điều lớn lao nữa là: cùng với ngăn chặn dịch một cách hiệu quả; là một trong 3 quốc gia đầu tiên nuôi cấy,  phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) trong phòng thí nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV, đồng thời là tiền đề  nghiên cứu, phát triển văcxin phòng chống Covid - 19 trong tương lai và giúp đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn..., kết quả đó thêm một minh chứng thể hiện bản lĩnh, trình độ, năng lực của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam; khẳng định rằng, trong cuộc chiến chống Covid-19, đội ngũ thầy thuốc Việt Nam đang song hành cùng giới y học quốc tế.

Kết quả đó, cũng có thể coi là đòn tấn công vào những ai đã và đang bị tư tưởng thất bại chủ nghĩa chế ngự đến mức, trong trường hợp nào cũng tự ty, hoài nghi về trình độ của nền y học nước nhà so với thế giới.

Có lẽ, đó cũng là lý do để một quan chức ngành Y tế Việt Nam – ông Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, dùng từ “thành tựu” khi đề cập sự kiện này: “Đây là thành tựu, công sức rất lớn, trước hết là tập thể y bác sĩ tham gia điều trị trực tiếp cho cháu".

Nhớ lại chút để thêm tự hào và tự tin: năm 2003, Việt Nam đã được WHO ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS (cũng bùng phát từ Trung Quốc vào cuối năm 2002) chỉ sau 45 ngày phát hiện bệnh nhân gốc Hoa đầu tiên -  một sự kiện mà tiếng vang của nó hẳn đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam.

Sau 17 năm, ý nghĩa của cuộc chiến chống SARS lại được giới chuyên môn nhấn mạnh: việc khống chế thành công dịch SARS đã cho Việt Nam những kinh nghiệm quý trong việc ứng phó với những bệnh lạ mới phát sinh, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời – như Covid-19.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.