“Cha cõng con” và ước vọng thấm đẫm nhân văn

"Cha cõng con" là bộ phim dành cho gia đình nhẹ nhàng và cảm động.
"Cha cõng con" là bộ phim dành cho gia đình nhẹ nhàng và cảm động.
TPO - Lâu rồi điện ảnh Việt Nam mới có một bộ phim gây ấn tượng không phải từ chiêu trò gây sốc, tên tuổi của những diễn viên tay ngang. “Cha cõng con” là bộ phim gia đình mà nhiều ông bố bà mẹ sẽ muốn dắt con đi xem.

Khởi chiếu ngày 5/4, sau gần một tuần lễ chiếu ra mắt cuối tháng 3, tôi mới có thể lấy được sự cân bằng về cảm xúc để viết về bộ phim khiến cho nhiều bà mẹ mắt đỏ hoe khi xem xong. Thậm chí có chị còn bảo xem xong chỉ muốn lao thật nhanh về nhà ôm con. 

Cá mồ côi mẹ từ nhỏ và sống với cha làm nghề chài lưới nhưng cậu bé luôn ngước lên bầu trời nhìn theo “con chim sắt” chở biết bao ước mơ. Cuộc sống nghèo khó của hai cha con không làm người ta phải thương hại. Chỉ tới khi căn bệnh hiểm nghèo mới khiến người xem trào nước mắt: Cá có sống để chờ bố bắt được hàng trăm nghìn con cá.

Trước khi phim ra mắt khán giả Việt Nam (dù có tên trong danh sách chiếu và tranh giải ở nhiều liên hoan phim quốc tế), đạo diễn Lương Đình Dũng cam đoan phim cực kỳ trong sáng. Sự trong sáng quả đúng lời hứa, không chỉ nằm trong những khung hình trong vắt mà chính là góc nhìn của các nhân vật trong phim về cuộc sống.

“Cha cõng con” và ước vọng thấm đẫm nhân văn ảnh 1

Thiên nhiên và cả con người của "Cha cõng con" đều trong sáng, có buồn nhưng không bi luỵ.

“Cha cõng con” nói về cái nghèo nhưng không hèn, không rách rưới mặc dầu vậy cũng không hề thi vị hoá nó. Thủ pháp điện ảnh giúp đạo diễn phô cho người xem thấy sự thiếu thốn của họ. Đó là cuộc sống, cuộc đời thôi mà không hề có ý than thân trách phận cũng chẳng mong sự thương hại của ai.

Một điều thú vị là nhiều khán giả “tỉnh táo” quá bắt bẻ chi tiết xe từ vùng Hà Giang-Tuyên Quang xuống nhưng vèo cái thấy toà nhà Bitexco ở TPHCM. Lũ trẻ ở vùng cao và nhân vật chú mù trong những câu chuyện kể đều nhắc tới một toà nhà tương lai của ước mơ ở thành phố. Thành phố là điều gì tốt đẹp chở ước mơ của những người dân và lũ trẻ vùng cao, đâu cần phải cụ thể là Hà Nội, TPHCM hay bất cứ thành phố nào khác. Có lẽ vậy nên thành phố xuất hiện trong phim “Cha cõng con” cũng thật tươi sáng không có cảm giác u uất, tối tăm như nhiều phim khác. Đó là sự sáng tạo, một góc nhìn riêng thú vị của Lương Đình Dũng.

Dàn diễn viên trong phim hầu hết là nghiệp dư. Chẳng hạn ông bố do Ngô Thế Quân (Thời xa vắng) thi thoảng mới đóng phim, vẫn giữ nguyên vẻ chân chất từ ngoài đời vào phim. Đôi chỗ khán giả thấy không thích đài từ của Thế Quân và cách thoại của lũ trẻ. Cậu bé Cá và lũ trẻ ở làng SOS không có được những xử lý chuyên nghiệp nhưng bù lại ở biểu cảm tươi tắn, tự nhiên và có cảm xúc. Đặc biệt trong phim có diễn viên đóng vai bà mẹ bỗng dưng mất đi cả gia đình để lại ấn tượng mạnh. Cách đạo diễn để diễn viên câm nín với nỗi đau mà không cần câu thoại nào rất đáng giá. Thoại trong phim cũng tiết chế và phù hợp.

“Cha cõng con” và ước vọng thấm đẫm nhân văn ảnh 2

Bộ phim đến với khán giả một cách tự nhiên, không gượng ép

Ai đó sợ phim khó xem và khó tiếp cận thì đó chỉ là sự lo lắng hơi thừa. “Cha cõng con” thực ra có cách tiếp cận nhẹ nhàng, có cảm xúc. Tình cảm gia đình, tình phụ tử đi vào lòng người như không và thấm sâu không hề giáo điều. Nó nằm trong ánh mắt ông bố nhìn con, trong cách chăm chút con chứ không chỉ ở một vài hình ảnh ôm ấp con, hay cõng con leo hàng chục tầng của toà nhà cao vút. Một chi tiết khá đắt trong phim nằm ở lời nhắn nhủ con về nhà đi, về đợi cha đánh cho đủ từng ấy con cá để lấy tiền chữa bệnh cho con. Cùng con đi khắp thế gian là thế đó.

MỚI - NÓNG
Dự án giao thông TPHCM chậm tiến độ vì 'vướng' trụ điện: Đại diện ngành điện nói gì?
Dự án giao thông TPHCM chậm tiến độ vì 'vướng' trụ điện: Đại diện ngành điện nói gì?
TPO - Trước việc một số dự án cầu, đường tại TPHCM chậm tiến độ vì vướng trụ điện, đại diện Tổng công ty Điện lực TPHCM nhận một phần trách nhiệm và cam kết đơn vị sẽ phối hợp cùng địa phương và ngành giao thông trong thời gian tới để tình trạng này không còn diễn ra.