Mạo hiểm như làm phim “Cha cõng con”

"Cha cõng con" hứa hẹn lay động khán giả
"Cha cõng con" hứa hẹn lay động khán giả
TPO - Bộ phim "Cha cõng con" của đạo diễn Lương Đình Dũng giành một số giải thưởng quốc tế trước khi ra mắt khán giả Việt Nam tháng 4 tới. Hậu trường của phim này cũng chứng tỏ sự “liều mạng” khủng khiếp của đạo diễn.

“Cha cõng con” chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Lương Đình Dũng ra đời năm 1995, kể về cậu bé tên Cá luôn mơ ước được chạm tới những đám mây, người cha cả đời quanh quẩn bên sông không đủ để chữa bệnh hiểm nghèo cho con.

Chia sẻ về duyên cớ làm bộ phim, đạo diễn kể do nỗi ám ảnh từng chứng kiến cảnh một thanh niên cầm đòn gánh đuổi đánh bố đến toé máu, nhưng ông bố vẫn một mực tin cậu con chỉ vì say rượu và hy vọng sự thay đổi tâm tính. “Cuộc sống có nhiều điều đau thương khác, tôi mong Cha cõng con là bộ phim khơi gợi tình người trong ai đó bởi tình phụ tử, mẫu tử rất thiêng liêng”, đạo diễn Lương Đình Dũng nói.

Mạo hiểm như làm phim “Cha cõng con” ảnh 1

Bối cảnh chủ yếu ở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Đạo diễn là người có tiếng trong giới truyền thông, sản xuất các đĩa hài và phim quảng cáo, cho nên anh coi phim điện ảnh dài đầu tay “Cha cõng con” là cuộc chơi nghệ thuật thực sự. Phim khởi quay ở huyện Bắc Mê (Hà Giang) năm 2013, nhưng phải ngắt quãng vì đúng thời điểm lũ quét, tới 2015 anh mới tiếp tục.

Cảnh mưa bão trong phim hoàn toàn quay thật, đạo diễn từ chối kỹ xảo vì sợ không trung thực. Xem những cảnh hậu trường mới thấy ê kíp làm phim đội mưa bão thậm chí đu dây qua suối mà dựng tóc gáy. Lương Đình Dũng đẩy bản thân và ê kíp vào vòng nguy hiểm, bởi sau khi phim đóng máy hai ngày, điểm quay phim bị chìm nghỉm trong lũ.

Mạo hiểm như làm phim “Cha cõng con” ảnh 2

Bộ phim rất "có duyên" với bão lũ

Anh kể có nhiều lúc muốn bỏ dự án phim này đi, nhưng rồi sự đau đáu với đề tài ấy lại thúc đẩy anh lên dường. Dù năm 2015 quay lại cả đoàn phải làm lại bối cảnh hoàn toàn. Sự nguy hiểm đối với đoàn làm phim này còn cao hơn bởi rất đông trẻ con, ghi hình trong điều kiện khắc nghiệt. Hỏi kinh phí, đạo diễn gãi đầu và cười bởi không tính được, làm được bao nhiêu "lại đổ vào làm phim này". 

Bối cảnh núi rừng Hà Giang không chỉ đẹp mà có tâm trạng riêng lúc vui lúc buồn, khi cực kỳ trong sáng. Đạo diễn rất ưng ý với nhà quay phim Lý Thái Dũng từ cách chọn bối cảnh, đặt góc máy. 

Cuộc chơi nghệ thuật của Lương Đình Dũng còn được hoàn thiện hơn nhờ sự bắt tay với nhạc sỹ Hàn Quốc nổi tiếng Lee Dong-jun. Nhạc sỹ sinh năm 1967 từng làm rất nhiều phim nổi tiếng như Điều kỳ diệu trong phòng giam số 7, Cờ bay phấp phới. Lương Đình Dũng kể, nhạc sỹ Hàn Quốc đòi xem phim trước khi nhận lời, xem xong rơi lệ. Nhà biên kịch nổi tiếng Hollywood Pilar Alessandra cũng khóc khi xem bản dựng và quyết định biên tập phim “Cha cõng con “miễn phí.

Mạo hiểm như làm phim “Cha cõng con” ảnh 3 Nhân vật do đô vật Hà Văn Hiếu thủ diễn được bật mí sẽ gây hiệu ứng
Nam diễn viên chính đóng vai người cha là Ngô Thế Quân, nam chính của phim Thời xa vắng (2003), sau đó là một vai diễn trong Chuyện của Pao. Anh nói vì không phải diễn viên chuyên nghiệp nên diễn xuất theo bản năng. Phim còn có sự tham gia của đô vật Hà Văn Hiếu trong vai chàng mù, anh cũng là người từng giành hai huy chương vàng Sea Games. Một số giải thưởng của “Cha cõng con” ở nước ngoài: Canadian Diversity Film festival trao giải Phim dài xuất sắc cho Cha cõng con. Phim cũng được giải Quay phim xuất sắc tại LHP Barcelona Planet.
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.