Nếu cầu Long Biên được di dời đi chỗ khác, nhường vào đó là cây cầu to, đẹp, giá trị lịch sử đã bị xê dịch. Như thế, mỗi khi nhắc đến cầu Long Biên, thế hệ trẻ chỉ có thể thấy trong sách giáo khoa.
Không chỉ tôi và nhiều người Việt Nam khác, mà những du khách nước ngoài đến Hà Nội cũng rất thích thú khi đi bộ trên cầu Long Biên. Buổi sáng, họ sẽ bắt gặp những gánh hàng rong đầy ắp những bắp ngô, hay chụp ảnh vào buổi chiều dưới ánh nắng đang buông, phủ lên những bãi cỏ lau bên sông Hồng rất đẹp.
Buổi tối, cây cầu lại khoác lên màu áo khác, với những bóng đèn vàng như một sợi dây nối giữa đôi bờ sông Hồng, trông thật khác lạ.
Những hình ảnh bình dị hàng ngày vẫn diễn ra trên cây cầu hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Đọc giả Thanh Phong.
Thường ngày, tôi rất ít khi đi qua bên kia sông, nhưng mỗi khi qua cầu Long Biên,đều có cảm giác lạ. Ở đó, không dồn dập tiếng còi xe ô tô, bụi mù mịt. Những lần như thế, tôi thường đi thật chậm rồi nán lại một lát trên cầu ngắm nhìn thành phố từ xa...
Cả trăm năm nay, người Hà Nội đã quen với hình ảnh cây cầu sắt từng oằn mình hứng chịu bom đạn qua cuộc kháng chiến của dân tộc.
Nếu di dời cầu Long Biên ra chỗ khác để bảo tồn, làm di tích tham quan, người ta sẽ thấy cái gì lớn lắm.