Khởi công từ ngày 7/3/2009, cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng liên tục nhiều nhịp nhất, hiện đại và dài nhất Việt Nam.
Dự án cầu Nhật Tân nằm trên đường vành đai II thành phố Hà Nội, bắt đầu từ Phú Thượng (quận Tây Hồ) chạy song song, cách đường Lạc Long Quân khoảng 420m, vượt qua sông Hồng cắt với QL5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc và kết thúc tại đường Nam Hồng (Đông Anh).
Phần cầu chính Nhật Tân là cầu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, với 5 trụ tháp, thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng.
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 13,600 tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JIBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Phía bắc Cầu Nhật Tân nhìn từ vườn đào Nhật Tân.
Dự án cầu Nhật Tân nằm trên đường vành đai II thành phố, bắt đầu từ Phú Thượng (Tây Hồ)
Mặt cầu rộng 33,2m
Với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.
Những công việc cuối cùng như kẻ vạch sơn trên mặt cầu đã được hoàn tất.
Mỗi nhịp cầu là 11 đôi dây văng chịu tải.
Hoàng hôn trên cầu Nhật Tân
Đường dẫn hai đầu cầu được thiết kế đạt tiêu chuẩn phố chính cấp I, bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 80 km/h, các đường gom đạt tiêu chuẩn đường khu vực cho phép xe chạy với vận tốc 60km/h.
Hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu.
Quạt đo hướng gió.
Người dân sống quanh khu vực lên cầu thăm quan và tập thể dục
Sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân sẽ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Bắc và các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long-Vân Trì, Đông Anh-Cổ Loa, Gia Lâm-Yên Viên và hoàn thiện tuyến đường vành đai 2, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Nhà thầu vẫn duy trì một đội công nhân quản lý và vận hành trên cầu. Do chưa thông xe nên các công nhân chỉ có thể đi xe đạp hoặc đi bộ.
Hệ thống camera giám sát được lắp trên đỉnh mỗi trụ cầu