Cấp nước sạch và nhà vệ sinh trường học ở nông thôn được trú trọng

Nhà vệ sinh trường học ở nhiều vùng nông thôn và miền núi là nỗi ám ảnh của học sinh (Ánh: Báo An ninh Thủ đô)
Nhà vệ sinh trường học ở nhiều vùng nông thôn và miền núi là nỗi ám ảnh của học sinh (Ánh: Báo An ninh Thủ đô)
Là một trong hai họat động thuộc hợp phần 1 (Cấp nước cho cộng đồng dân cư)của Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn Dựa trên Kết quả được triển khai tại 21 tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Cấp nước và vệ sinh cho các trường học là việc rất cần thiết và phải làm ngay để đem đến môi trường lành mạnh, đảm bảo vê sinh cho các học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thực trạng vệ sinh tại trường học nông thôn

Tại những trường học có số lượng học sinh và giáo viện đông đúc cùng với chương trình học bán trú, nội trú… dẫn đến lượng nước tiêu thụ cho các hoạt động của trường học tăng cao rất nhiều so với các trường học 1 buổi. Điều này dẫn đến việc các bể tự hoại không xử lý kịp và triệt đển nước thải, chất thải từ nhà vệ sinh cũng như từ bếp ăn của nhà trường nên nước thải đầu ra tại các bể tự hoại không đạt được các qui định của Bộ Tài nguyên Môi trường gây ô nhiễm môi trường trong và xung quanh trường học.

Thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản và hành vi vệ sinh nghèo nàn dẫn tới tỷ lệ mắc tiêu chảy (Cục Y tế Dự phòng 2009) và nhiễm giun sán cao (WHO 2007) – nguyên nhân nhiễm bệnh đứng thứ hai ở các vùng miền núi phía bắc (Theo các góc độ về quản lý tiêu chảy ở trẻ em và việc sử dụng dịch vụ y tế của các cán bộ chăm sóc y tế DTT Sở Việt nam, Rheinlander 2011). (Nguồn: Trích trong VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH “Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn Dựa trên Kết quả”)

41% trẻ em vùng dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị thấp còi (theo báo cáo tăng trưởng Việt Nam 2014). Một đứa trẻ 5 tuổi sống trong một cộng đồng có điều kiện vệ sinh không được cải thiện thấp hơn 3,7cm so với một đứa trẻ sống ở cộng đồng nơi tất cả mọi người sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khả năng lao động và phát triển nhận thức trong tương tai của đứa trẻ. Như vậy việc giải quyết dứt điểm tình trạng phóng uế bừa bãi, tại các trường học, các hộ gia đình trong cộng đồng đều có nhà tiêu và sử dụng đúng cách là điều quan trọng để giải quyết vấn đề này.

Hỗ trợ kịp thời

Nắm bắt được thực trạng đó, Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn Dựa trên Kết quả sẽ hỗ trợ phục hồi, cải tạo và xây mới công trình vệ sinh, cung cấp các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh đầy đủ ở 1650 trường học, bao gồm hỗ trợ cung cấp các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh đầy đủ ở trường học, cho học sinh tại các trường học uống thuốc tẩy giun…

Cấp nước sạch và nhà vệ sinh trường học ở nông thôn được trú trọng ảnh 1 Nhà vệ sinh đạt chuẩn ở trường học (Ảnh minh họa: VnExpress)

Song song với lắp đặt hoặc phục hồi, cải tạo các công trình, các hoạt động cũng cần hỗ trợ cải thiện vận hành và bảo trì thông qua phát triển thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật.

Hoạt động ý nghĩa này nhằm tăng độ bao phủ cấp nước cho trường học: Xây dựng các công trình nước sạch cho trường học như: Hệ thống lọc nước đơn giản, bể chứa, ống dẫn, bao gồm cả đấu nối nước đến trường học nếu có điều kiện sử dụng nước từ trạm cấp nước tập trung.

Cung cấp các thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng nước uống được cho các trường học. Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trường học chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chưa đủ so với nhu cầu số lượng học sinh. Cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước và nhà tiêu trường học để đạt hợp vệ sinh ở những nơi công trình xuống cấp, hư hỏng, xây dựng các khu rửa tay đảm bảo. Hỗ trợ kỹ thuật cho các trường học trong xây dựng các công trình theo hướng dẫn thiết kế của Bộ Giáo dục .

Bên cạnh đó, chương trình tiến tới xây dựng một số mô hình vệ sinh học đường khép kín bao gồm các hoạt động: cấp nước, rửa tay bằng xà phòng, nhà tiêu hợp vệ sinh, công trình xử lý nước thải phù hợp, nâng cao nhận thức của học sinh về vệ sinh được đề xuất thí điểm làm cơ sở cho việc nhân rộng nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường học.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.